Bạn chưa có ý tưởng thiết kế?
UPLEVO có hàng trăm ý tưởng giúp BẠN tự tạo thiết kế ưng ý nhất!Làm Video trong Marketing chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, và bạn không cô đơn đâu, bởi bạn có cả tá việc phải đụng tay vào, phải đầu tư rất nhiều tiền, và phải có đủ kiến thức chuyên môn nữa. Vậy SEO Youtube có phải là một công việc đơn giản?
Có rất nhiều doanh nghiệp phải “xin giơ tay xin rút lui” trước ngưỡng cửa thiên đường. Thị trường Video Marketing, đặc biệt là trên nền tảng YouTube cũng do đó mà có khá ít đối thủ cạnh tranh, đem đến nhiều cơ hội cho những ai dám nghĩ, dám làm.
Hướng dẫn cách tải video trên Facebook, Youtube và Instagram
YouTube hiện đang sở hữu bộ máy tìm kiếm lớn thứ hai theo Jumpshot, và đứng thứ hai về lượt người truy cập theo Alexa. Còn gì tuyệt vời hơn khi lượng khách hàng tiềm năng trên YouTube nằm chắc trong tầm tay của bạn, trong một thị trường “đại dương xanh” đầy yên bình.
>>> Phần mềm cắt ghép và chỉnh sửa video online miễn phí
Ngay lúc này, bạn cần phải bắt đầu chiến dịch Marketing trên YouTube bằng công việc SEO YouTube hiệu quả. Nhưng giống như một bầu trời mới, chắc hẳn bạn rất lấn cấn không biết bắt đầu từ đâu. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn tất tần tật những công việc giúp tối ưu chiến lược xây dựng từ khóa, và từng bước nâng cao hiệu quả SEO YouTube. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
#1. Chiến lược xây dựng nội dung trên Youtube
#2. Tạo dựng chiến lược nghiên cứu từ khóa trên Youtube
#3. Tối ưu nội dung cho hoạt động SEO
Trước khi đào sâu tìm hiểu các cách giúp tối đa hóa hiệu quả tiếp cận khách hàng cho video YouTube của bạn, chúng ta nên tìm hiểu những chiến lược tổng quan và cốt lõi nhằm xây dựng nội dung video trên YouTube.
>>> Phần mềm, ứng dụng quay màn hình máy tính ; 20 Mẹo miễn phí tăng lượt xem Youtube của bạn
Có một vài điểm quan trọng cần phải lưu tâm để bạn bỏ thời gian và công sức của mình, lựa chọn các ý tưởng xứng đáng nhất. Đó chính là:
Mục tiêu của YouTube khi họ xây dựng nền tảng video lớn nhất thế giới là giúp người dùng tìm kiếm và khám phá các nội dung video họ đang quan tâm. Vì thế, bước đầu tiên trong việc xây dựng nội dung trên YouTube chính là việc bạn phải hiểu rõ đối tượng khách hàng tiềm năng, những gì họ muốn, và những gì họ cần.
Hãy khám phá xem điều gì giúp khách hàng kết nối với thương hiệu của bạn. Liệu vấn đề của họ có được giải quyết bằng chính sản phẩm của doanh nghiệp? Và mức độ kết nối của khách hàng sẽ đạt đến cấp độ nào, hay họ chỉ tìm đến bạn qua vài mẩu quảng cáo vui tai vui mắt? Xin hãy nhớ kỹ những câu hỏi trên, vì chúng vô cùng hữu ích trong việc giúp bạn xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, và xây dựng mối quan hệ của họ với thương hiệu.
Không phải lúc nào việc bạn đứng trước camera và “ba xàm” một tràng các thông tin khó hiểu cũng đem lại hiệu quả cao nhất, và cũng không phải lúc nào việc doanh nghiệp bạn chèn một lô lốc các kỹ xảo bắt mắt cũng thu hút 100% đối tượng khách hàng bạn cần. Có khi, bạn chỉ cần upload một clip mà ở đó, bạn trình bày một ý tưởng thú vị qua vài slide PowerPoint, bằng chính sự thông minh, hài hước và cuốn hút trong mình, cũng đủ để lấy “cắp” sự chú ý từ khán giả.
Giới hạn duy nhất ở đây nằm chính trong trí tưởng tượng của chính bạn. Hãy cân nhắc lựa chọn thể loại video phù hợp nhất với đối tượng khán giả bạn đang nhắm tới, và thông điệp bạn muốn truyền tải tới họ.
Nhưng làm thế nào để có thể xác định được những ý tưởng có thể truyền tải chính xác thông điệp bạn muốn truyền tải? Nó không chỉ dừng lại ở việc bạn đem hết tất cả những thông tin khô khan về sản phẩm (hay thương hiệu) của bạn dồn dập và “đập” hết vào tai người nghe như một nghĩa vụ, nó còn là việc làm thế nào để bạn khiến người xem thích thú và vui tai khi lắng nghe và theo dõi thông điệp quảng cáo.
Nếu bạn chưa phân tích và tìm hiểu các đặc tính của khách hàng (buyer persona)? Đã đến lúc bạn bắt tay vào tìm hiểu rồi đấy!
Chiến lược nghiên cứu từ khóa trên YouTube chính là chìa khóa để bạn thâm nhập và tiến sâu vào thị trường đầy tiềm năng này. Hãy hình dung việc SEO YouTube cũng có vài điểm tương đồng việc SEO trên Google: Nó giúp xác định nội dung content nào mà bạn biết khách hàng đang tìm kiếm, và chắc chắn nội dung đó sẽ có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm của YouTube.
Đây là hai yếu tố tối quan trọng giúp video của bạn có thể bám trụ lâu dài trên nền tảng xã hội này.
Để xây dựng một nội dung YouTube chất, chúng ta cần phải xác định: nội dung bạn muốn truyền tải, và cách truyền tải chúng. Giờ đã đến lúc bạn tìm kiếm một chủ đề xuyên suốt cho channel YouTube của mình. Muốn có một chủ đề hấp dẫn, bạn cần xây dựng một chiến lược xây dựng từ khóa hiệu quả.
Hãy chắc chắn, việc nghiên cứu xây dựng từ khóa của bạn bao gồm các yếu tố sau:
1. Từ khóa: Cụm từ trọng tâm, được khách hàng dùng để tìm kiếm video của bạn trên YouTube.
2. Search volume - Lượng tìm kiếm: Số lượng lượt người tìm kiếm từ khóa đó trong 1 tháng.
3. Competition - Tính cạnh tranh của từ khóa: Khi ta lựa chọn từ khóa đó để SEO Youtube, cơ hội để ta leo rank trên YouTube có vấp nhiều sự cạnh tranh hay không (video có thể lọt top 10, top 5 khi search từ khóa trên YouTube hay không).
Một trong những công cụ hỗ trợ trực tiếp việc nghiên cứu từ khóa trên YouTube chính là Keyword Everywhere. Keyword Everywhere là một extension (phần mở rộng) cho trình duyệt Chrome và Firefox. Chỉ cần điền trực tiếp từ khóa trên thanh tìm kiếm của YouTube, công cụ này sẽ trả về ngay lập tức các thông số về lượt tìm kiếm từ khóa hàng tháng, tính cạnh tranh, chỉ số CPC,...
Bạn còn có thể nắm bắt tất cả các thông số phân tích về các gợi ý tìm kiếm ngay khi YouTube trả kết quả tìm kiếm. Điều này giúp bạn khám phá ra rất nhiều các từ khóa tiềm năng (mà đôi khi bạn chưa bao giờ nghĩ tới).
Một công cụ hỗ trợ phân tích và gợi ý từ khóa khác là TubeBuddy, cũng là một extension (với bản miễn phí và bản trả tiền cho các tính năng mở rộng). Một khi bạn download công cụ này về, nó sẽ “làm đầy” thanh tìm kiếm với các thông số SEO vô cùng đầy đủ và hữu dụng.
Thêm nữa, thay vì để bạn tự tính toán với một tràng các con số khó hiểu, TubeBuddy sẽ diễn giải một cách cụ thể ý nghĩa của chúng, đưa ra các lời khuyên hữu ích về lưu lượng tìm kiếm và tính cạnh tranh của các từ khóa, giúp bạn không còn “mịt mù” trong việc đề xuất các chiến lược.
Với bất kỳ các công cụ bổ trợ SEO YouTube nào, điều bạn cần trong việc nghiên cứu các từ khóa chính là phải cân bằng giữa lưu lượng tìm kiếm và tính cạnh tranh trong các từ khóa (điều này phụ thuộc vào tiềm lực của doanh nghiệp bạn, và đối tượng khách hàng bạn đang nhắm tới).
Ví dụ, bạn có thể nhận thấy lưu lượng tìm kiếm của một từ khóa thấp (sales volume), nhưng lại có tính cạnh tranh cao (competition). Đó đơn giản là bởi dù lượng traffic của từ khóa đó thấp, nhưng mỗi traffic khi vào trang lại có tỷ lệ chuyển đổi cao.
Hai chỉ số này có thể không tương đồng lẫn nhau và phụ thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp bạn.
Một cách khác để xây dựng và phát triển chiến lược từ khóa trong SEO Youtube đó chính là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Trong khi các đối thủ cạnh tranh chính của bạn chưa thể thâm nhập vào thị trường SEO YouTube, thường sẽ có một vài kênh trên YouTube có nội dung giống hệt những ý tưởng bạn đã định hình sẵn trong đầu.
Một khi bạn đã tìm hiểu các kênh YouTube có nội dung tương đồng, đã đến lúc bạn học hỏi những thành công của họ và áp dụng vào trường hợp của chính bạn.
Tìm video có lượt người xem nhiều nhất
Đầu tiên, bạn cần vào tag “Videos” của các kênh YouTube của đối thủ.
Ở chế độ mặc định, các video trên YouTube được sắp xếp theo thời gian chúng được upload. Để xếp chúng theo lượt người xem, chọn mục “Sort by” ở phía bên phải màn hình. Trong các tùy chọn, hãy chọn “Most popular”.
Điều này giúp bạn lên kế hoạch cho các chủ đề mà bạn có thể không quan tâm, nhưng khán giả và đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm.
Tìm các tag được sử dụng nhiều nhất
Khi bạn tìm kiếm các từ khóa SEO, việc theo dõi các video có lượt người theo dõi đứng đầu trong từng chủ đề tìm kiếm là một cách thông minh để bạn xác định đúng hướng và nội dung phù hợp với các từ khóa (và những người xem tìm kiếm từ khóa đó). Hãy sử dụng TubeBuddy để khám phá các tag mà những video phổ biến sử dụng.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn bán khăn ấm quàng cổ cho mùa đông, chắc hẳn các khách hàng tiềm năng của bạn sẽ hứng thú trong việc tìm kiếm “các cách quàng khăn đẹp”. Khi sử dụng TubeBuddy, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy các tag có liên quan tới các phương pháp quàng khăn thời trang, hợp mốt cho mùa đông năm nay
Những tag này chắc chắn sẽ vô cùng hữu ích trong việc giúp bạn xác định từ khóa phù hợp, cũng như sử dụng các tag này cho chính video của bạn.
Một khi bạn đã lựa chọn từ khóa cho video, bạn cần phải tối ưu hóa nội dung các video đó, để chúng được nằm trong top đầu các tìm kiếm khi khách hàng tìm kiếm từ khóa.
>>> 6 Kho nhạc nền video miễn phí không bản quyền
Nhưng trước tiên, bạn cần chú ý: Để tối ưu hóa nội dung video cho SEO, bạn cần khiến YouTube nhận biết nội dung của video của bạn nói về gì. Cũng không có gì quá khó khăn, điểm mấu chốt ở đây là sự nhất quán và rõ ràng của nội dung, giúp cho người xem có thể tìm được chính xác những gì họ cần sau khi xem xong video.
Có hai khía cạnh về tiêu đề video trong SEO:
1. Tỷ lệ nhấp chuột (Click-through rate): Nếu một người tìm kiếm từ khóa bạn đang SEO, họ tất nhiên không chỉ tìm đúng video của bạn. Thứ kết quả họ được trả về là một danh sách các video có nội dung tương tự nhau. Bạn cần một tiêu đề rõ ràng, mang tính mô tả nội dung bên trong, và nhất là, thu hút được sự chú ý và khiến khách hàng click chuột vào.
Nếu tỷ lệ nhấp chuột vào video của bạn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, đó là một dấu hiệu tốt để YouTube xác định video của bạn rất phù hợp với từ khóa bạn đang SEO.
2. Tiêu đề phải có chứa từ khóa: Bạn nên đính kèm từ khóa vào tiêu đề, bởi đó chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để YouTube nhận diện video của bạn phù hợp với từ khóa bạn đang SEO, giúp bạn cải thiện và “leo” rank cho chúng.
Kết quả tìm kiếm của YouTube giúp người dùng có thể xem trước ảnh chụp nội dung của video (còn được gọi là Thumbnail trên YouTube). Đây là cơ hội rất tốt để bạn cung cấp thêm thông tin về video, và những gì mà khán giả có thể nhận được khi click vào video.
Rõ ràng, thumbnail là một yếu tố quan trọng giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột, và thời gian xem của khách hàng tiềm năng đối với video YouTube của bạn.
May mắn thay, YouTube cho phép bạn tùy chỉnh ảnh có sẵn cho thumbnail, nên bạn sẽ không phải tự giới hạn mình trong việc lựa chọn khung hình đẹp nhất từ video. Theo YouTube, có đến 90% top các video nhiều người xem nhất sử dụng thumbnail từ những ảnh do tự người upload tùy chỉnh.
Bạn có thể thấy thumbnail, và tiêu đề tác động rất nhiều đến tỷ lệ nhấp chuột cho video của bạn. Chính vì thế, việc thiết kế thumbnail sao cho đẹp nhất, hiệu quả nhất là cần thiết đối với mỗi YouTuber. Lưu ý, hãy liên kết thumbnail với tiêu đề để tăng hiệu quả cho tỷ lệ nhấp chuột cho video của bạn.
Ngoài việc khiến cho thumbnail của video trở nên hấp dẫn bằng việc chăm chút và thiết kế cho nó, bạn cũng nên chú ý rằng chúng phải phản ánh chính xác nội dung của video. Nếu thumbnail “được cố tình bóp méo” để kích thích khán giả click vào, có thể bạn sẽ nhận được hàng ngàn, thậm chí hàng triệu lượt click chuột, nhưng họ sẽ rời đi ngay lập tức. YouTube không lạ lẫm gì với kiểu “ăn gian” này, và tất nhiên, video của bạn sẽ chẳng bao giờ lọt top trong kết quả tìm kiếm rồi.
Cũng giống tiêu đề, thumbnail là một mảnh ghép quan trọng khác để YouTube thu thập các thông tin từ video của bạn cho bộ máy tìm kiếm. Để tăng hiệu quả SEO, trong phần mô tả của file ảnh thumbnail, bạn nhớ kèm theo cả từ khóa. Đây là một cách làm hiệu quả để “ra tín hiệu” cho YouTube rằng video của bạn rất có liên quan tới từ khóa bạn đang SEO.
Cuối cùng, với bất kể phong cách thiết kế nào bạn lựa chọn cho thumbnail, hãy chắc chắn rằng nó nằm giới hạn trong khung ảnh 1280px x 796 px (khung do YouTube khuyến nghị), với chiều rộng tối thiểu phải đạt 640 px.
>>> Các phần mềm, ứng dụng chụp ảnh đẹp nhất
Bạn muốn giúp khán giả có hình dung tổng quan về video của bạn? Bạn muốn lồng ghép thêm từ khóa nhằm làm cải thiện thứ hạng video trên YouTube? Hãy tận dụng mục “mô tả” (description) khi upload video lên YouTube. YouTube giới hạn 5000 ký tự cho phần description, nên bạn có thể thỏa sức sáng tạo, nhưng hãy nhớ những lời khuyên hữu ích dưới đây nhằm tối ưu hóa hiệu quả SEO:
1. Sử dụng từ khóa ngay phần mở đầu của mô tả:
Giống như như phần tiêu đề, bạn nên ưu tiên sử dụng từ khóa ngay trong phần mở đầu của description. Đây chính là cách để bạn gửi cho YouTube dấu hiệu, rằng video của bạn thực sự có nội dung về keyword. Nên tất nhiên, khi khán giả click vào video, họ sẽ có đầy đủ những gì họ muốn và cần.
2. Tập trung vào câu thứ nhất và thứ hai của description:
Dù YouTube cho bạn 5000 ký tự để viết mô tả video, chẳng có một người xem video nào đủ kiên nhẫn để đọc hết hàng ngàn các ký tự này đâu. Theo tính toán của HubSpot, thì chỉ có khoảng 100 ký tự đầu tiên sẽ nằm trên nút “Show more” (hoặc “Mô tả thêm”) trên YouTube.
3. Viết với phong thái tự nhiên:
Tất nhiên phần mô tả chỉ một phiên bản đầy đủ, mở rộng của tiêu đề có kèm các từ khóa. Nhưng hãy nhớ rằng, một mô tả dễ đọc, mang phong thái tự nhiên, gần gũi, là con đường ngắn nhất đi vào lòng người đọc, và là cách không thể thông minh hơn giúp video của bạn leo rank “lên đỉnh”. YouTube khuyến cáo bạn không nên nhét tất cả các keyword hết vào phần mô tả (thường là 1 từ khóa chính, 3 từ khóa phụ), phần còn lại hãy để trong phần tag.
4. Đặt cài đặt “mô tả mặc định” (default description) cho video:
Trong phần mô tả, bạn hoàn toàn có thể đính kèm thêm đường link trỏ về Facebook, Instagram thương hiệu bạn, về trang chủ Website, hoặc landing page. Nhưng để có thể thêm nhiều thông tin như vậy, bạn cần thiết lập chế độ “mô tả mặc định” cho channel YouTube.
Để cài đặt thiết lập mặc định, hãy vào mục “Channel” trong phần thanh ngang (tùy chỉnh này chỉ có sẵn với các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube, mang tên YouTube Creator Studio), lựa chọn “Upload defaults”.
Việc đặt chế độ này đồng nghĩa với việc toàn bộ các video khi upload sẽ được thiết lập dạng mặc định. Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc tính chỉnh, điều cần tập trung giờ đây chỉ là nghĩ ra nội dung mô tả thực sự bắt mắt và hiệu quả mà thôi.
Tag sẽ giúp YouTube định vị chủ đề và nội dung của video. Bạn hãy nhìn rộng ra, và nghĩ rằng các tag chính là những từ khóa có liên quan tới video của bạn.
Theo YouTube, việc nhét quá nhiều những tag không liên quan trong video sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn trong dài hạn. Một khuyến nghị quan trọng khác của YouTube chính là: bạn hãy tránh sử dụng những từ phổ biến, hoặc các từ “ăn theo trào lưu” để gắn tag. Chỉ nên tập trung vào các từ khóa có liên quan mật thiết tới nội dung video.
YouTube rất mong muốn khán giả xem hết toàn bộ video. Thời gian xem video cũng là một yếu tố cần thiết để đo lường thứ hạng video khi tìm kiếm. Càng níu giữ người xem thật lâu, càng có lợi cho chiến lược SEO YouTube của bạn.
Tuy vậy, việc này thật mâu thuẫn với chiến lược của doanh nghiệp. Chúng ta thì chỉ muốn khách hàng sau cùng cũng truy cập ngay landing page và mua thứ gì đó, trong khi YouTube thì chỉ muốn khách dán mắt vào video mà “vô tình” xem một mục quảng cáo nào đó.
May mắn thay, chúng tôi có 4 chiến lược giúp khán giả kéo dài thời gian xem video:
1. Lên kịch bản cho video: Hãy lập trước kịch bản cho video, chắc chắn video của bạn sẽ mạch lạc và rõ ràng hơn. Đương nhiên, người xem sẽ chú tâm vào nội dung và không bỏ video giữa chừng.
2. Sử dụng tính năng “card” trong YouTube: Với các thông tin có liên quan, nhất là khi bạn giới thiệu các video khác, hãy sử dụng các “thẻ” (card) khi khán giả đang theo dõi video của bạn.
3. Sử dụng slide chào kết: Trong 5 - 20 giây cuối, hãy sử dụng slide chào kết để gợi ý người xem những video khác ngay trên channel YouTube của bạn. Một cách hay để khán giả kéo dài thời lượng xem video.
4. Tạo playlist: Playlist - danh sách còn là cách thông minh hơn để giúp khán giả theo dõi các video có nội dung liên quan trong channel YouTube của bạn. YouTube còn có nút “tự động bật” các clip trong 1 playlist, giúp hiệu quả trong việc duy trì thời gian xem video của khán giả trong channel.
Bạn cần lưu ý rằng, thời gian xem video của khán giả sẽ tác động trực tiếp tới thứ hạng video của bạn trên YouTube. Nên ưu tiên số một ở đây là giữ khách hàng xem video càng lâu càng tốt. Khi họ thực sự gắn bó và xem tất cả các video YouTube của bạn, họ sẽ sớm trở thành các subscriber cho channel của bạn, và cụ thể hơn, trở thành khách hàng cho thương hiệu.
Ngoài đo lường thời gian xem video, YouTube còn sử dụng các chỉ số khác để sắp xếp thứ hạng video trong kết quả tìm kiếm. Đó là lượt thích, bình luận cho video và lượt đăng ký theo dõi channel trên YouTube. Thật chẳng phải ngẫu nhiên khi các YouTuber cứ mỗi cuối video lại kêu gọi fan của mình hãy “like, comment và subscribe” đến nhàm tai!
Trong các phương thức thúc đẩy sự gắn kết của khán giả, comment có lẽ là phương thức quan trọng nhất. Khi nhận được comment từ khán giả, hãy nhớ thể hiện một thái độ đúng mực, rằng bạn sẵn sàng lắng nghe những góp ý và đánh giá từ họ. Có như vậy họ mới sẵn sàng thả comment cho các video sau của bạn.
Upload toàn bộ đoạn phụ đề cho video của bạn là cách để những khán giả ngoại quốc, hoặc những người khiếm thính. Rõ ràng, nó giúp nâng cao thời gian xem video của bạn đến từ những đối tượng khán giả không ngờ tới. Nhưng hiệu quả của yếu tố này có tác động nhiều tới hoạt động SEO trên YouTube?
Sự thật, việc bạn upload phụ đề cho video có thể giúp YouTube hiểu rõ thông điệp và nội dung mà bạn muốn truyền tải tới khán giả. Nên phụ đề cũng có một tác động nhất định tới chiến lược SEO YouTube cho video của bạn.
Trong một nghiên cứu tới từ Backlinko, có một mối quan hệ mật thiết giữa việc chia sẻ video lên các nền tảng mạng xã hội, và việc xếp hạng video trên YouTube. Bạn có thể nhận thấy mối quan hệ đó dựa trên biểu đồ dưới đây:
Rõ ràng, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO YouTube.
Tạo dựng một video chuẩn SEO trên YouTube không phải là một công việc một sớm một chiều có thể thực hiện ngay được. Đó chính là lý do vì sao khá ít đối thủ cạnh tranh có thể tận dụng nền tảng YouTube để nâng cao hiệu suất bán hàng. Quá nhiều các kỹ năng đòi hỏi tính chuyên môn cao cũng khiến các doanh nghiệp “rén” trong việc đầu tư nội dung trên nền tảng video này.
Tham khảo thêm một loạt các bài viết khác về các nền tảng quảng cáo như Facebook, Instagram, Google Ads hay Zalo:
+ 5 Bí kíp hữu ích khi chạy quảng cáo Facebook
+ Mọi điều cần biết về quảng cáo Instagram
+ Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Adwords
+ Hướng dẫn chạy quảng cáo Zalo
+ Tất tần tật về quảng cáo Pinterest
+ Kiến thức cơ bản về Display Advertising
+ Các mẹo kiếm tiền trên Online với Google Adsense
Nhưng một khi bạn đã dấn chân vào thị trường này, hãy lưu ý những điểm sau: Hãy đầu tư vào những từ khóa thực sự phù hợp với thương hiệu của bạn, đồng thời cũng là những từ khóa mà những khách hàng tiềm năng của bạn thường xuyên tìm kiếm. Sau tất cả, tính chỉnh nội dung và các vấn đề liên quan tới video YouTube sao cho khớp với từ khóa là một việc làm tối quan trọng.
Mong rằng những lời khuyên của chúng tôi trên đây sẽ giúp ích nhiều cho chiến dịch xây dựng nghiên cứu từ khóa hiệu quả cho công việc SEO YouTube của bạn.
nguồn: Shopify