Bạn chưa có ý tưởng thiết kế?
UPLEVO có hàng trăm ý tưởng giúp BẠN tự tạo thiết kế ưng ý nhất!Hiện nay tại thị trường Việt Nam, các công ty và doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều về mặt hình ảnh và thương hiệu. Nhu cầu có một logo, một bộ nhận diện thương hiệu để đại diện được cho giá trị mà doanh nghiệp đóng góp cho xã hội tăng cao trong những năm gần đây.
Nhằm giải quyết những nhu cầu đó bằng các giải pháp chuyên nghiệp và kinh tế, một trong những đơn vị thiết kế uy tín nhất tại Việt Nam Dizen – Brand Design, đơn vị đã tham gia hàng trăm các dự án về đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề, tiêu biểu trong đó có thể kể đến các bộ nhận diện thương hiệu của: FPT, TPBank, Doji, HDBank, TRANANH, naiscorp, alphabooks,.. đã cho ra đời công ty thiết kế logo & thương hiệu ThiCao.
>>> Tham khảo các dự án thiết kế của ThiCao tại đây.
ThiCao - Thiết kế Cao cấp là đơn vị chuyên thiết kế logo và nhận diện thương hiệu với các gói thiết kế phù hợp với đa dạng các mô hình doanh nghiệp, và các tập đoàn lớn trên thị trường.
Trong ngành đòi hỏi sức sáng tạo liên tục này, ThiCao luôn luôn cố gắng đem lại sự khác biệt trong từng ý tưởng thiết kế, các sản phẩm được chau chuốt tỉ mỉ, trải qua nghiên cứu trước khi đến tay khách hàng.
ThiCao - với triết lý "Thiết kế thực chiến" - thành công khác biệt là đem lại sự hiệu quả và tăng trưởng đột phá, là đơn vị có những chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế có kinh nghiệm dày dặn, kiến thức đã được tích lũy qua nhiều năm và nhiều dự án thực tế.
NHẬN TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ DỊCH VỤ THIẾT KẾ THƯƠNG HIỆU CAO CẤP CỦA THICAO
Nếu như bạn đang trong ngành kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng,bạn sẽ dễ nhận ra rằng có vô vàn các câu chuyện về xây dựng thương hiệu, phương thức phát triển và xây dựng thương hiệu xuyên suốt 1 thập kỷ qua. Cách bạn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, công ty bạn giờ đây không chỉ còn đơn giản là áp dụng những mẫu quảng cáo thông minh, sáng tạo với tần suất xuất hiện cao nữa rồi.
Thương hiệu - Brand là gì? ; Slogan quan trọng thế nào với thương hiệu ; Branding là gì?
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về “Inbound Marketing” – Marketing dựa trên giá trị, tìm kiếm khách hàng bằng cách thu hút và nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng.
Hiện nay, đối với từ khóa “thiết kế website” có tới hơn 1triệu kết quả trả về trên Google. Và dễ nhận thấy nếu công ty làm về dịch vụ thiết kế Website không có vị trí trên trang đầu tiên, thì tỉ lệ khách hàng tìm kiếm họ ở các trang phía sau chắc chắn là “0%”
Làm cho một Brand-Thương Hiệu trở nên nổi bật, chưa bao giờ là việc “dễ dàng như ăn kẹo”. Phải bắt đầu từ việc xây dựng những cái phễu lớn để thu hút khách hàng, tạo dựng content, nội dung sáng tạo và thông minh, và cuối cùng là đo lường tỉ lệ chuyển đổi của từng kênh Marketing, rồi sau đó cải thiện chúng.
Chìa khóa để xây dựng thương hiệu thành công, chính là biến “thương hiệu” thành những chỉ số, dữ liệu mà qua đó bạn có thể đánh giá.
Bài viết này sẽ dài, nhưng sẽ đầy đủ và chi tiết để giúp bạn hiểu làm thế nào để xây dựng một thiết kế nhận diện thương hiệu hiệu quả, có độ nhận diện cao trong thời đại digital marketing
12 Kinh Nghiệm Thiết Kế Nhận Diện Thương Hiệu
Xây Dựng Bộ Sales Kit Chuyên Nghiệp
#1. Xây dựng thương hiệu là gì? Thương hiệu trên Internet trông như thế nào?
#2. Chiến lược xây dựng thương hiệu
+ Tầm quan trọng của sự nhất quán trong thương hiệu
+ Quy trình xây dựng thương hiệu
+ Tạo lập giá trị cho thương hiệu
#3. Các bước xây dựng thương hiệu
+ Phải làm gì với hồ sơ khách hàng?
+ Tăng trải nghiệm thương hiệu như thế nào?
+ Xây dựng tiếng nói cho thương hiệu?
#4. Giám sát thương hiệu
#5. Đo lường thương hiệu
Trong kỷ nguyên của “Inbound Marketing”, Xây dựng thương hiệu phải được ngầm hiểu với Xây dựng thương hiệu trên Internet- Và Internet thì luôn thay đổi nhanh chóng. Một thương hiệu có thể dễ dàng được dựng lên, nhưng cũng có thể bị phá hủy chỉ trong phút chốc.
“Thành công chỉ sau một đêm”, mặc dù nghe rất cám dỗ, nhưng lại không phải là mục tiêu mà xây dựng thương hiệu cần. Một Brand được cho là thành công phải được xây dựng qua thời gian. Những bước đi chậm, chắc, từ tốn sẽ giúp thương hiệu đi tới nhiều khách hàng hơn là so với viễn cảnh “một phút huy hoàng rồi vụt tắt” ( Nhưng cũng nên nhớ kĩ rằng, nếu bạn không thận trọng trong từng quyết định, thì kể cả xây dựng thương hiệu một cách từ tốn nhất, thì vẫn có thể sụp đổ bất cứ lúc nào)
Môi trường Internet là một môi trường rất công bằng. Nó giúp các công ty nhỏ có cơ hội phát đi tiếng nói của mình
Nhưng để đánh giá về độ lớn và rộng của tiếng nói đó, thương hiệu của bạn không chỉ cần được khách hàng nhận biết, mà bạn còn phải đem tới những sự khác biệt.
Quy Trình Thiết Kế Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Từ A-Z
Khi thương hiệu đã tìm ra được sự khác biệt “tuyệt vời”, nó sẽ là thứ khách hàng nhận ra đầu tiên, nhớ tới đầu tiên, và cách đánh giá về những thứ xoay quanh thương hiệu. Do đó, điều chúng ta cần là một sự nhất quán. Cho dù khách hàng có tương tác với thương hiệu bạn qua kênh nào – website, blog, email, Facebook, Twitter hay bất-cứ-cái-gì-công-nghệ-đem-lại trong tương lai - thì các kênh nêu trên đều phải đưa tới những trải nghiệm độc đáo mà thương hiệu bạn đại diện
Khi xây dựng thương hiệu, bạn nên xây dựng một cách nhất quán. Về mặt hình ảnh, một thương hiệu nên đưa lên tất cả các kênh của mình sự thống nhất kiểu Logo, Màu sắc, fonts chữ,.. Nhưng những thiết kế đó chỉ là bước khởi đầu thôi.
Thứ quan trọng bậc nhất đó chính là những trải nghiệm thương hiệu mà khách hàng có với thương hiệu của bạn trên online.
Xây dựng Thương hiệu của bạn nhờ ý tưởng của 10 Fanpage nổi tiếng
Chiến lược về xây dựng thương hiệu là một chiến lược dài hơi để phát triển thương hiệu của bạn dành được những mục tiêu cụ thể trong tương lai.
Đầu tiên, phải làm rõ ràng lại thứ hay bị hiểu nhầm nhất trong chiến lược thương hiệu: thương hiệu của bạn không chỉ là sản phẩm, logo, website, hay tên. Thương hiệu còn phải được hiểu rộng hơn rất rất nhiều
Thương hiệu cần phải thống nhất cái gì? Dưới đây là một vài các yếu tố cơ bản nên được giữ nguyên cho cách xây dựng content của thương hiệu, cho dù dùng trên website, blog, email, các mạng xã hội hay platform khác. Để khách hàng, người đọc sẽ có những trải nghiệm tương đương nhau dù họ có vào bất cứ đâu.
Thương hiệu của bạn muốn thể hiện gì? Hài hước ? Chuyên nghiệp? Hàn lâm? Tất cả các thứ trên? Tất nhiên sẽ có một vài sự khác nhau giữa các kênh online. Emails có thể trang trọng hơn một chút so với mạng xã hội. Thế nhưng kết lại, thương hiệu vẫn nên duy trì một yếu tố thống nhất; một nhiệm vụ mà các nội dung phải tuân thủ theo.
Font chữ rất quan trọng với một thương hiệu. Con người thường có xu hướng dễ nhận ra những gì họ viết hơn những gì họ đã nói. Facebook là một ví dụ rất tốt. Font chữ họ dùng là font Klavika, đơn giản, tinh tế với các ký tự thẳng, rất dễ đọc.
Màu của Harvard là màu đỏ thẫm. Màu của nhà Gryffindor trong truyện Harry Potter là màu đỏ tươi và vàng gold. Có bao giờ bạn chỉ cần nhìn thấy một màu sắc nhất định là đã nhận ra ngay thương hiệu đi kèm với nó, mặc dù không cần thấy tên chưa? Một hệ màu tốt cho thương hiệu, sẽ giúp bạn đi được một quãng đường dài trong tương lai.
Thiết kế Website là phần quan trọng không thể thiếu khi xây dựng thương hiệu. Bạn tự thiết kế Website hay nhờ một đơn vị làm dịch vụ? Dù làm bằng cách nào, bạn cũng phải đều tối ưu giao diện sao cho hợp lý nhất. Website của bạn có là một trang thân thiện và tương tác tốt?
Nó có đơn giản và dễ hiểu với cách dùng các khoảng trắng thông minh không? Nó đã có logo, banner hoặc hình ảnh ở trên các danh mục, trang bài viết hay chưa ?
Đối với một doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những quan điểm về tầm nhìn khác nhau. Định vị thương hiệu sẽ tùy thuộc vào việc bạn kết hợp các quan điểm đó lại như thế nào
Đối với rất nhiều người, “làm thương hiệu” được coi là một nghề tương đối mơ hồ.
Nhưng hãy đọc câu nói dưới đây:
Ở một góc độ nào đó, việc người xây dựng thương hiệu cũng giống như người làm nghề marketing.
Những số liệu và phân tích chắc chắn giúp bạn hiểu rõ hơn về thương hiệu của mình để cải tiến nó. Tuy nhiên ngoài ra, dưới đây là một số các yếu tố để bạn áp dụng cho việc xây dựng một thương hiệu tốt.
>>> Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng cho thương hiệu
Website chính là bộ mặt của cả công ty. Mặc dù cũng đúng khi nói tất cả những lần thương hiệu được nhắc tới trên các kênh khác đều có sức ảnh hưởng nhất đinh, nhưng website là thứ bạn show tới khách hàng trực tiếp nhất. Nếu thương hiệu là một ngôi nhà, thì website chính là một cánh cửa chính. Nhiệm vụ của bạn là phải làm sao cho cánh cửa đó thật sạch sẽ, gọn gàng và hấp dẫn.
Xây dựng Content là việc bạn đưa những kiến thức tới với khách hàng. Nó có thể là blogs, videos, bài posts, ebooks, emagazine,.. và vô vàn các hình thức khác. Nội dung có thể là những lời khuyên cho một vấn đề, nhận xét về các tin tức gần đây, đưa ra các cách giải quyết cho một khó khăn, hoặc chỉ là những câu chuyện vặt khiến người đọc cảm thấy thích thú.
Dù bạn chọn cách nào để truyền tải nội dung, có một số điều mà bạn cần phải để ý tới: Nó thể hiện được tính cách, cung cấp giá trị tới với khách hàng, và giúp tăng lòng tin của khách hàng vào thương hiệu của bạn
Điều tuyệt vời của kênh Marketing mạng xã hội đó chính là tạo được các cuộc đối thoại hai chiều với khách hàng một cách dễ dàng. Bạn có thể kết nối với họ, phản hồi feedback, trả lời các câu hỏi, giúp họ giải quyết các vấn đề hoặc đơn giản chỉ là cho họ biết giá trị thương hiệu của bạn là gì.
Nó là tất cả về phát triển thương hiệu trên mạng xã hội. Nó là cơ hội để bạn tương tác trực tiếp với khách hàng, và tạo dựng thương hiệu trong suy nghĩ của họ. Những ấn tượng tốt từ ban đầu sẽ giúp khách hàng có cái nhìn khác về bạn trong tương lai.
5 Bí kíp hữu ích khi chạy quảng cáo Facebook
“Ở ngoài vũ trụ, không ai nghe thấy tiếng bạn hét”.
Ở trong kỷ nguyên số hiện nay, tất cả mọi thương hiệu đều đã và đang luôn cố gắng “gào thét”. Bằng những hình ảnh quảng cáo, tivi, báo chí, loa đài, mạng xã hội… Thật khó để cho một thương hiệu bé nhỏ của bạn có thể “hét” đè át đi tiếng họ. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó? Tiếng “hét” của bạn phải là tiếng “hét” mạnh nhất, trong nhất, và rõ nhất.
Tiếng “hét” chính là giá trị của thương hiệu bạn. Những giá trị tạo ra sự độc đáo duy nhất, vượt trội so với đối thủ.
Những giá trị của thương hiệu đem tới chính là cốt lõi của lợi thế cạnh tranh, và nó là thứ duy nhất, quan trọng nhất người khác sẽ nghĩ khi nhắc tới thương hiệu của bạn.
Do đó, những giá trị này cần được đưa lên website của bạn, mạng xã hội, các chiến dịch quảng cáo,.. để tặng niềm tin của khách hàng vào thương hiệu.
Tạo lập giá trị là sự cam kết về lợi ích, giá trị mà thương hiệu của bạn đem tới cho khách hàng. Nó là lý do chính để một khách hàng tiềm năng quyết định mua sản phẩm của bạn thay vì đối thủ của bạn. Vậy những giá trị đó trông thế nào ?
Đầu tiên, hãy định nghĩa việc kinh doanh của mình bằng một câu ngắn gọn, xúc tích nhất có thể. Ví du, nếu bạn đang làm ở một Marketing Agency, thì những giá trị cam kết có thể là “ Chúng tôi phát triển các chiến dịch Marketing để cải thiện SEO, tăng tỉ lệ chuyển đổi, tăng độ nhận diện thương hiệu, và kéo traffic về cho doanh nghiệp của bạn”
8 Bí Quyết Thiết Kế Landing Page Có Tỉ Lệ Chuyển Đổi Cao Nhất
Mô tả chính xác bạn làm thế nào. Tiếp tục với ví dụ về Marketing Agency, bạn có thể viết:“ Agency chúng tôi sử dụng những kiến thức chuyên sau trong nghề cũng như áp dụng công nghệ và phương pháp tiên tiến nhất như blogging, email và Facebook marketing, kết hợp với các phân tích để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được trên Internet”
Khách hàng của bạn chắc chắn muốn biết rằng bạn hoàn toàn hiểu những nhu cầu cụ thể cũng như khó khăn của họ. Ví dụ, khách hàng của bạn là một nhà bán lẻ. Và bạn đã thực hiện các chiến dịch marketing cho hàng tá các nhà bán lẻ khác, giúp ho xây dựng được thương hiệu tốt, và tăng doanh số đều đặn.
Khi một website bán lẻ muốn thuê agency là bạn, bạn hoàn toàn hiểu nên bắt đầu từ đầu. Khi họ nói về ngành nghề của họ, và những khó khăn họ phải đối mặt. Bạn biết họ cần gì và giúp họ giải quyết chúng thế nào. Bạn biết mục tiêu cụ thể, và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó
Nhưng khi một khách hàng làm việc website du lịch. Và sẽ thật thảm họa nếu bạn áp dụng trình tự như cách bạn làm với Website bán lẻ ở trên. Bạn chưa thực sự hiểu rõ các vấn đề họ đang mắc phải. Hoặc, ở một trường hợp tệ hơn, là bạn tưởng rằng mình đã hiểu.
Mọi ngành nghề, lứa tuổi, vị trí địa lý,.. đều có những sự khác biệt nhất định. Sẽ tốt hơn nếu bạn tỏ ra mình là một người thông thái tất cả, bằng việc lựa chọn một ngành mà bạn đã là chuyên gia trong đó.
Điều này vô cùng quan trọng để áp dụng vào chiến thuật marketing online của bạn. Chuyên biệt hóa là những gì mà bạn cần lúc này để khác biệt với đối thủ, cũng như là để khách hàng hiểu hơn về bạn. Bạn sẽ dễ thành công hơn nếu tìm ra được một việc mình làm tốt hơn nhiều so với tất cả mọi người khác.
2 miếng bánh tròn, một miếng thịt, và một lát cheese – tất cả cho đến khi bạn đổ vào “sốt đặc biệt” và bùm… Trở thành Big Mac: Cái bánh bán chạy nhất của nhất trong ngahf công nghiệp đồ ăn nhanh.
Vậy loại “sốt đặc biệt” của bạn là gì? Hiểu rõ về các yếu tố này sẽ là chìa khóa để xây dựng một thương hiệu thành công.
Dưới đây là một số điều mà bạn cần phải làm:
1. Hiểu một cách rõ ràng nhất khách hàng của bạn là ai
2. Hiểu nhu cầu và mục đích của khách hàng
3. Định vị thương hiệu của bạn để đáp ứng các nhu cầu trong thị trường mục tiêu.
Nào, hãy cùng làm một bài tập nhỏ để xác định các giá trị cam kết của thương hiệu ban. Tôi sẽ lại lấy ví dụ về Marketing Agency như phía trên.
Những khách hàng tiềm năng luôn muốn biết rằng liệu agency này có năm được bức tranh tổng thể về ngành mà họ đang kinh doanh hay không.
Một nhà thầu xây dựng, muốn biết rằng Agency mà ông lựa chọn hiểu được quy trình chọn lựa mà khách hàng của mình phải trải qua. Bạn cần biết về quy trình đầu giá, và những việc như chủ nhà lo lắng về các chi phí khổng lồ, sự gián đoạn khi xây dựng, và cả thời gian cam kết của dự án.
Người làm cho Marketing Agency đó phải chuẩn bị để có thể nói được tiếng nói của chủ thầu để tăng niềm tin của khách hàng với công ty đó
Tất cả mọi khách hàng đều mong muốn agency thực hiện một việc duy nhất cho họ: cải thiện doanh thu. Nhưng bạn sẽ làm thế nào?
1. Tăng traffic về cho website của khách hàng
2. Tăng những chuyển đổi “chất” từ nguồn traffic đó
3. Cải thiện các chiến dịch marketing qua phân tích dữ liệu
Nếu thị trường ngách mà bạn đang hướng tới có những số liệu đặc trưng, phải xác định rõ và có sự phân tích kỹ càng để đưa ra các bước cải thiện hoàn chỉnh
Mọi thứ sẽ chẳng còn quan trọng nữa nếu bạn không thuyết phục được khách hàng rằng bạn sẽ vượt mặt được đối thủ của họ.
Thay vì thuyết phục khách hàng bằng lời nói, hãy đưa ra các case study để làm bằng chứng cụ thể
Có một cách thường được sử dụng nhất để xác định khách hàng của bạn là ai: Họ đang làm ngành nghề gì và sản phẩm dịch vụ họ đang tìm kiếm là gì. Những để đi sâu hơn và chi tiết hơn, bạn còn cần cả xây dựng một chân dung khách hàng thật hoàn chỉnh cả về tuổi tác, tính cách, vị trí, thu nhập,…
Khách hàng là ai? Họ muốn gì? Họ cần gì?
Tất cả những content trên blogs, website, mạng xã hội đều nên hướng tới việc xác định chân dung khách hàng. Chân dung khách hàng thường bao gồm:
Giới tính, tình trạng hôn nhân, tuổi tác, hay mức thu nhập,.. Bạn sẽ bắt đầu khắc họa được khách hàng của mình là ai, và bước đầu liệt kê được những sở thích của họ.
Điều này là vô cùng quan trọng cho các marketer có các sản phẩm dịch vụ B2B. Mặc dù bạn đang bán hàng cho doanh nghiệp, nhưng dĩ nhiên bạn vẫn làm việc với một người của doanh nghiệp đó. Vậy họ là ai ở công ty? Họ chịu trách nhiệm về mảng gì? Họ có sức ảnh hưởng thế nào đối với quyết định mua sản phẩm của bạn? Một người CEO của một doanh nghiệp nhỏ chắc chắn sẽ suy nghĩ khác với một quản lý marketing tại một doanh nghiệp cỡ vừa.
Tất nhiên, xác định ngành nghề của khách hàng cũng rất quan trong với bán hàng B2C. Đừng nên bỏ qua điều này nhé …
Nếu bạn có thể lắp ghép được lịch trình của khách hàng trong những ngày bình thường, bạn sẽ hiểu rõ việc gì chiếm nhiều thời gian nhất của họ, việc gì là quan trọng nhất và kém quan trọng nhất.
Khắc họ chi tiết những việc làm thường ngày của khách hàng tiềm năng là một trong những cách tốt nhất để xây dựng chiến lược thương hiệu. Bởi vì nó sẽ giúp bạn phát hiện ra những insight sâu thẳm nhất mà khách hàng thực sự quan tâm
Nếu bạn có thể đưa những giá trị cam kết đáp ứng được những điều khách hàng quan tâm, thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ là “ngôi sao”
Điều gì giữ chân khách hàng tiếp tục ở lại với bạn? Vấn đề gì của khách hàng gặp phải nhiều nhất? Họ đang gặp rào cản nào trong quá trình đạt được mục tiêu mà sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể giúp cho họ vượt qua được?
Cách khách hàng tự nghiên cứu về vấn đề của họ thế nào? Họ đọc các bài đó từ đâu? Họ đọc những gì và bằng hình thức nào( báo chí, blogs, infographics, videos? Họ có sử dụng facebook không? Một khi bạn nắm được cách khách hàng tìm kiếm các nguồn thông tin, bạn sẽ biết rằng mình nên đặt thương hiệu của mình ở đâu để được nhận thấy.
Bạn biết rằng “không” có bất cứ đối thủ nào tuyệt vời hơn bạn trong ngành này, nhưng khách hàng lại chưa hoàn toàn tin vào điều đó. Tại sao? Hãy khám phá những bí mật khiến khách hàng ngại ngần khi quyết định mua sản phẩm, và thậm chí là từ chối mua sản phẩm của chúng ta.
Trang bị cho bạn và mọi nhân viên trong công ty những giải đáp về sự khác biệt so với đối thủ, giá trị cốt lỗi mà thương hiệu đem lại. Những mục tiêu này sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu một cách bền vững.
Khám phá thêm series Xu hướng Thiết kế trong năm 2018:
+ Xu hướng thiết kế đồ họa 2018
+ 6 Xu hướng thiết kế logo
+10 Xu hướng thiết kế bao bì
Một khi bạn đã xác định rõ được hồ sơ của khách hàng, việc bạn cần làm đó là:
1. Phát triển các nội dung hấp dẫn để thu hút nhu cầu, mục tiêu và sở thích của khách
2. Đặt các content của mình lên các kênh mà khách hàng tiềm năng của mình tìm kiếm.
3. Tối ưu hóa tỷ lệ ROI ( tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí )
4. Cung cấp insights của khách hàng cho tất cả mọi người trong phòng kinh doanh, để nhân viên hiểu được các chuyển đổi khách hàng xuất phát từ nhu cầu, mục đích hay sở thích gì.
5. Liên tục phân tích các chỉ số, chuyển đổi đối tượng, đơn chốt, và doanh thu thực tế.
6. Thiết kế những sản phẩm hoặc dịch vụ mà đáp ứng được tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.
12 Kinh Nghiệm Thiết Kế Nhận Diện Thương Hiệu
Ở trên online, một thương hiệu có khả năng hiểu rõ được về lịch sử của khách hàng, điều đó sẽ giúp tối ưu hơn trải nghiệm của thương hiệu bạn.
Vì vậy cực kì quan trọng trong quá trình xây dựng website, bạn phải cung cấp được
1) rất rất nhiều các content liên quan và 2) các content “đinh”, tập trung.
Cung cấp nội dung trên đa dạng các phân khúc thông tin ngách khác nhau của ngành nghề bạn đang kinh doanh, sẽ giúp bạn khám phá được đâu thực sự là content mà thu hút được nhiều khách hàng nhất.
Kết quả là nếu nội dung đủ tốt, sự tương tác với thương hiệu sẽ được tăng cao. Bạn làm nội dung đúng đối tượng, họ sẽ thực hiện nhiều hành động trên trang hơn, tỷ lệ họ share về trên facebook cá nhân cao hơn, và trải nghiệm với thương hiệu của bạn tốt hơn.
Ở tất cả các khía cạnh, content của doanh nghiệp chính là thương hiệu trên online. Nó đại diện cho người bán hàng, cho cửa hàng, cho cả bộ phận marketing. Nó là câu chuyện thương hiệu bạn đang xây dựng. Tất tần tật mọi bài viết content bạn đưa lên website sẽ định nghĩa về thương hiệu của bạn. Vậy nên dễ thấy, nội dung hay = thương hiệu tốt, nội dung tẻ nhạt = thương hiệu tẻ nhạt.
Khi phát triển chiến lược xây dựng nội dung, hãy tự hỏi bản thân:
1. Topic này có thực sự thu hút đối với khách hàng mục tiêu của thương hiệu?
2. Bài viết này liệu đã chạm được tới “Pain points” của khách hàng?
3. Đây có phải định dạng content mà khách hàng bị hấp dẫn hay không?
4. Giọng điệu trong bài viết có phù hợp hay không?
5. Nội dung này được viết ra mục đích có rõ ràng hay không?
Với 5 câu hỏi trên, một content tốt là content trả lời “có” với tất cả. Nếu không bạn đang làm loãng thương hiệu bởi những content không cần thiết.
Xây dựng Thương hiệu của bạn nhờ ý tưởng của 10 Fanpage nổi tiếng: https://www.uplevo.com/designbox/xay-dung-thuong-hieu-cua-ban-nho-y-tuong-cua-10-fanpage-noi-tieng
Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội cho thương hiệu. Nhưng không phải kênh social nào cũng phù hợp với mọi thương hiệu. Nhân khẩu học của khách hàng khác nhau sẽ có những kênh social khác nhau.
Điều quan trọng là bạn nên xác định rõ kênh nào phù hợp với thương hiệu của bạn nhất dựa trên tập hồ sơ khách hàng của bạn. Một số kênh social để phát triển như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn ( dành cho B2B) , Youtube,..
Tiếng nói của thương hiệu thể hiện qua những content xây dựng và qua đặc tả được tính cách của doanh nghiệp. Tiếng nói của thương hiệu là phần không thể tách rời trên website, blog, mạng xã hội, chiến dịch email marketing,.. Và nó phải có tính nhất quán
Vậy bạn nên làm thế nào để thương hiệu có sự cân bằng hoàn hảo? Hãy bắt đầu với hành vi của người mua hàng, kết hợp giữa kỳ vọng khi mua của họ với “loại nước sốt đặc biệt” mà riêng bạn có. Sau đó, điều chỉnh chúng sao cho phù hợp qua thời gian dựa vào các chỉ số và feedbacks của khách hàng.
Tiếng nói của thương hiệu ở trong nội dung xây dựng cần phản ánh việc bạn muốn thương hiệu nhận được điều gì.
Một cửa hàng tạp hóa sẽ đặt các nhu yếu phẩm ở phía sau cùng của cửa hàng. Tại sao? Bởi vì nếu làm thế sẽ khiến khách mua hàng phải đi qua hàng kệ dài các sản phẩm khác trước khi mua được mặt hàng nhu yếu phẩm. Tăng khả năng khách hàng chi trả thêm so với mục đích ban đầu của họ. Thêm vào đó, các sản phẩm có lợi nhuận cao như kẹo, snacks, chocolate, được đặt ở quầy thanh toán để khách hàng tiếp tục ngắm nghía và mua thêm trong lúc chờ đợi thanh toán.
Gần giống như vậy, website chính là một cửa hàng, các content là các sản phẩm. Chúng cần được cấu trúc hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Một số tips để bạn có thể tham khảo để có một website được cấu trúc tốt:
Tip #1 Thực hiện các cuộc khảo sát, A/B testing để xem những người xem sử dụng website, và đọc nội dung như thế nào, sau đó cấu trúc phù hợp lại.
Tip #2 Các vị trí nổi bật trên trang phải được đặt các sản phẩm và dịch vụ có lợi nhuận cao, dễ tạo ra sự chuyển đổi .
Tip #3 Đặt những nút kêu gọi hành động (CTA) với những lợi ích rõ ràng cho khi khách hàng click
Tip #4 Hãy đảm bảo về những giá trị khách hàng thu được trên mọi trang và nội dung
Tip #5 Đưa thêm các nút share bài trên kênh social lên tất cả các bài viết, video, infographic,.. để tăng khả năng phát tán rộng của thương hiệu khi khách hàng chia sẻ. Nhờ vậy, bạn sẽ tiếp cận được các khách hàng tương tự một cách dễ dàng.
Sẽ có rất nhiều lần thương hiệu của bạn được nhắc trên các blog cá nhân, mạng xã hội cá nhân của người dùng.
Sẽ có rất nhiều các cuộc đối thoại về thương hiệu mà bạn không kiểm soát được. Một số là nói tốt, một số chắc chắn là những lời chê bai. Một số thậm chí là những lời bịa đặt vô căn cứ. Việc bạn có thể làm đó chính là giám sát các cuộc trao đổi đó. Hiển nhiên, bạn sẽ không thể nắm hết 100% nội dung, nhưng hoàn toàn có thể để ý được trên một số kênh đại đa số người sử dụng
Tạo Google Alerts cho thương hiệu và những từ liên quan tới thương hiệu. Search các keyword trên Facebook, Google, Twitter để xem người ta đang nói gì về thương hiệu của bạn. Có rất nhiều các tools khác nhau để bạn theo dõi cách khách hàng nói gì về chúng ta. Sau đó bạn có thể thực hiện các biện pháp để ngăn các khủng hoảng xấu, hoăc lan tỏa những phản hồi tốt của khách hàng.
Bạn có thể nghĩ rằng việc giám sát tất cả những lần người khác nhắc tới thương hiệu của bạn online là một nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên đã có một số tools giúp bạn giải quyết vấn đề này
Với Google Alerts hoặc 1 số các tools khác, việc bạn cần làm là cung cấp cho phần mềm
+ Tên công ty
+ Tên của một số các giám đốc, nhân viên hay gặp mặt khách hàng, hoặc những người có sự liên quan trực tiếp tới công ty
+ Các mặt hàng sản phẩm, dịch vụ hoặc đặc điểm chính.
Done! Giờ bạn có thể kiểm soát tốt hơn việc thương hiệu của bạn được nhắc tới từ bao giờ, ở đâu và như thế nào
Voilà! You now have a good handle on how, when, and where your brand is mentioned online.
BONUS TIP:
Bạn hoàn toàn có thể cài đặt Alerts cho các đối thủ của bạn nữa.
Trên mạng xã hội, cũng giống như ở ngoài đời, có ba trường hợp mà thương hiệu có thể bị nhắc tới: Good; Bad; và.. Ugly. Hãy chuẩn bị các hành động cần thiết cho cả ba trường hợp trên
Bí quyết xử lý đó chính là sự kịp thời, bất cứ khủng hoảng truyền thông hay thảm họa PR nào đều sẽ dần dần trôi đi, thế nhưng bạn càng chờ đợi việc trôi đi đó, các bài báo có nội dung tiêu cực càng có nhiều cơ hội để thực hiện.
Việc dập đám cháy lớn này đòi hỏi sự chính xác cẩn thận, với các quyết định kịp thời, nếu không thương hiệu mà bạn đã và đang xây dựng sẽ sụp đổ lập tức
Ví dụ như, Nếu bạn đang là chủ của một spa, mà thành phố đang tổ chức một chương trình chạy marathon, thì tại sao không tạo ngay một chiến dịch ghế massage cho người chạy và đám đông cổ vũ, cho họ 5p massage hoàn toàn miễn phí. Bắt trend một cách tích cực sẽ giúp thương hiệu của bạn lan tỏa một cách khủng khiếp
Giả dụ mỗi ngày bạn có 100 likes fanpage, thì bao nhiêu trong số đó sẽ chuyển đổi thành doanh thu?
Nếu như bạn chưa bao giờ tự hỏi “Việc đầu tư xây dựng thương hiệu này sẽ đem lại doanh thu thế nào” và bạn hoàn toàn không chắc chắn về câu trả lời, hoặc chỉ bằng câu “ để tăng độ nhận diện thương hiệu” thì bạn không phải người duy nhất đâu.
Nhận diện thương hiệu là không đủ. Bạn có thể biết về thương hiệu xe Rolls Royce cũng giống như hàng triệu người khác, nhưng chưa chắc bạn đã có đủ tiền để mua được một lốp xe Rolls Royce. Vậy sự nhận diện thương hiệu của bạn giá trị thế nào với Rolls Royce? Zero.
Thế nhưng cũng không hẳn là mọi like fanpage Facebook đều nhất thiết phải chuyển đổi thành doanh thu để tăng ROI của thương hiệu.
Tất cả những gì về thương hiệu và xây dựng thương hiệu ở thực tế đều đúng với trên online. Điều khác biệt là giờ đây thương hiệu của bạn có thể tiến xe hơn những gì bạn tưởng tượng. Trước đây, khi khách hàng có sự phàn nàn về sản phẩm và dịch vụ của bạn, thì họ, bạn, và có lẽ một phần nhỏ bạn bè và người thân của họ biết về điều này. Giờ đây, ai ai cũng có thể tìm được đến với những phàn nàn đó.
Điều bạn cần để xây dựng một thương hiệu tố là sự năng động, thận trọng và quyết đoán để tối ưu hóa cho doanh thu của công ty với mỗi một khoản đầu tư, một chiến dịch marketing.
nguồn: Hubspot
Tham khảo các công cụ thiết kế quảng cáo của Uplevo tại: https://www.uplevo.com/. (Đợt này Uplevo đang có khuyến mãi thanh toán 500k nhận ưu đãi lên tới 6 tháng sử dụng với khách hàng mới đó)
Inbox Fanpage để biết thêm chi tiết nha: https://m.me/uplevo