1

Bạn chưa có ý tưởng thiết kế?

UPLEVO có hàng trăm ý tưởng giúp BẠN tự tạo thiết kế ưng ý nhất!
Thiết kế ngay

Design box

5 yếu tố cảm xúc marketing

Những emotion marketing hay yếu tố cảm xúc trong marketing nào có tác động lớn nhất đến quyết định mua hàng của khách hàng tiềm năng?

Khi bạn hiểu được các động cơ (động lực) cảm xúc khiến cho mọi người quyết định mua hàng, bạn chắc chắn sẽ bán được nhiều hơn nữa và có thêm nhiều khách hàng hăm hở muốn mua hàng của bạn.

Bí kíp hướng dẫn SEO - 10.000 từ ; Marketing mix là gì? Khái niệm Marketing 4Ps, 7Ps và 4Cs ; Xây dựng chiến lược Content Marketing

>>> Trade Marketing là gì? Tầm quan trọng của Trade Marketing ; Marketing là gì

Do vậy không có gì ngạc nhiên khi dân marketer thường xuyên sử dụng các yếu tố cảm xúc để nhằm đạt được mục đích marketing của mình. Emotional marketing ra đời từ đó.

top 10 cảm xúc

Dưới đây là 5 trong số những cảm xúc mạnh mẽ nhất điều khiển phần lớn lựa chọn của chúng ta. Nếu bạn hiểu được những nguyên nhân cảm xúc thúc đầy khách hàng mua sản phẩm của bạn, bạn cũng có thể “kích hoạt” những cảm xúc này ở những khách hàng tiềm năng.

 

1. Sợ hãi

sự sợ hãi

 Sợ hãi là một trong năm yếu tố tác động mạnh mẽ nhất, mang tính bản năng nhất khiến cho con người phải hành động ngay lập tức. Có rất nhiều mẩu quảng cáo đã sử dụng mô tuýp gây cảm giác sợ hãi như:

– Nước tương không chứa 3-MCPD của Chin-Su -> Nếu dùng loại khác thì dễ bị ung thư
– Sữa Anlene chống loãng xương, bảo vệ xương chắc khoẻ -> không dùng dễ bị đau cột sống, thoái hóa
– Kem đánh răng Colgate bảo vệ suốt 12 giờ -> Nếu không dùng thì bị sâu răng

Khi sợ hãi, người ta sẽ như bị rơi vào trạng thái thôi miên và ám thị mong muốn được dùng ngay sản phẩm/dịch vụ đó để được an toàn. Rất nhiều người đã mua hàng trên nguyên tắc sợ hãi. Đó không phải là vì họ muốn đưa ra quyết định đúng đắn, họ sợ hậu quả của việc quyết định sai.

 

2. Tham lam

sự tham lam

Trong marketing, việc truyền tải thông điệp đánh vào lòng tham của con người luôn mang lại hiệu quả đặc biệt.

Những chiêu mua hàng theo lô để được giảm giá hay tặng kèm sản phẩm khuyến mại luôn được sử dụng đi sử dụng lại mà không sợ nhàm chán.

Việc khai thác và đánh đúng lòng tham của con người sẽ tác động mạnh mẽ đến hành vi quyết định mua của khách hàng, khiến cho khách hàng bị cuốn vào vòng xoáy của những đợt khuyến mại không rời ra được.

 

3. Sự tự hào, kiêu hãnh

sự tự hào kiêu hãnh

Trong mỗi con người, ai cũng mong muốn được người khác ngưỡng mộ, nể phục. Bởi vậy, việc truyền thông điệp marketing để tạo cảm giác khi khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ sẽ được tôn vinh, góp phần gia tăng sự thèm muốn sở hữu.

– Uống Chivas 21 sang, oai hơn 12 và 18 nhiều (mặc dù rất ít người có thể nhận ra được sự khác biệt của 3 loại rượu này)
– Dùng iPhone mới là sành điệu (trào lưu)
– Dùng túi LV ai thấy cũng xuýt xoa (vì giá trị thương hiệu và giá thành)

Yếu tố marketing đánh vào sự kiêu hãnh thường xuyên được các nhãn hàng xa xỉ sử dụng, nhằm tạo ra sự đẳng cấp cho khách hàng của mình.

 

4. Tình Yêu:


tình yêu thương

Khách hàng của bạn yêu thích những gì? Đó có thể là người yêu, gia đình, thú cưng, công việc kinh doanh, nghề nghiệp, văn hóa, sở thích, sách, thời gian cá nhân…Họ có mua hàng của bạn cho một trong số những “tình yêu” này không? Nếu vậy, làm sao để bạn nhận ra và khuyến khích những người khác cũng có cùng tình yêu đó?

Tình yêu là một cảm xúc mạnh mẽ (động lực, sức mạnh mạnh mẽ nhất, sâu xa nhất là động lực của tình yêu). Chúng ta có thể làm những thứ kì lạ khi yêu và vì tình yêu. Mọi người sẽ muốn dành tặng thật nhiều những món quà đẹp và đắt tiền cho những người mình yêu thương.

Họ có thể sáng tác nhạc, thơ hay chịu đựng được gian khổ - tất cả là vì tình yêu. Con người còn có thể làm những việc kì quặc hơn vì tình yêu với thú cưng. Tình yêu đối với một sở thích, hình thức nghệ thuật, văn hóa có thể thúc đẩy chi tiêu những khoản tiền lớn để đạt được, để nuôi dưỡng và tận hưởng tình yêu đó.

 

5. Tội lỗi:


sự tội lỗi

Thường rất khó để biết được nguyên nhân thực sự khiến ai đó mua thứ gì đó mới, đầu tư tiền hoặc tặng quà. Đó là vì yêu hay vì tội lỗi? Có phải tội lỗi là động cơ thực sự đằng sau việc chi tiền cho những món quà giáng sinh, Valentines và Ngày của Mẹ? Liệu có phải cảm giác tội lỗi vì không mua thúc đẩy khách hàng tiềm năng mua? Bạn có thể sử dụng cảm giác tội lỗi để bán được nhiều hàng hơn? Có phải những người bán hàng door-to-door bán bách khoa toàn thư hoặc máy hút bụi đã lợi dụng cảm giác tội lỗi của khách hàng?

Đó là tình yêu hay cảm giác tội lỗi lướt qua tâm trí một người khi họ làm tang lễ cho một người thân yêu đã mất? Bạn có thấy tội lỗi khi không khai thác cảm xúc của khách hàng tiềm năng và bỏ lỡ những đơn hàng?

Tham khảo ngay công cụ thiết kế online Uplevo, tha hồ các lựa chọn như: Facebook Ads, Facebook Post, Facebook Cover, Banner, Cover, Poster, Logo, Standee..., bạn có thể tìm thấy tại Website: https://www.uplevo.com/

 

Uplevo tổng hợp

 

thicao thiết kế thương hiệu cao cấp
DMCA.com Protection Status