Bạn chưa có ý tưởng thiết kế?
UPLEVO có hàng trăm ý tưởng giúp BẠN tự tạo thiết kế ưng ý nhất!Display Advertising - quảng cáo hiển thị có thể được hiểu là một loại quảng cáo mà trong đó các nhà quảng cáo truyền tải thông điệp của họ tới đối tượng khách hàng trọng tâm thông qua các biển quảng cáo hiển thị. Display Advertising có thể xuất hiện dưới dạng một banner trên Website, bảng biển quảng cáo trong siêu thị,...
Thấu hiểu bản chất của Display Advertising có thể dễ dàng nhiều so với những gì bạn tưởng tượng. Nhưng làm thế nào để làm chủ được phương thức quảng cáo này thì lại là một thử thách lớn. Nếu đi đúng, một chiến dịch quảng cáo hiển thị có thể đem lại cho doanh nghiệp hiệu quả tốt đến không ngờ.
Hãy dành thời gian tìm hiểu theo cẩm nang Display Advertising của chúng tôi dưới đây. Bạn sẽ biết cách làm thế nào để xây dựng một chiến dịch Display Advertising online mạnh mẽ, và học cách phân tích, đo lường và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trong tương lai của bạn.
>>> Tìm hiểu về Digital Marketing
#1. Display Advertising là gì?
#2. Kích cỡ chuẩn cho Google Display Ads
#3. Một vài ví dụ về mẫu quảng cáo hiển thị
#4. Retargeting trong Marketing là gì?
#5. Tìm hiểu về Dynamic Remarketing trên Google
#6. Tầm quan trọng của Landing Page trong Display Advertising Online?
Display Advertising trong digital marketing là một quảng cáo dạng hiển thị (có thể bằng hình ảnh hoặc bằng văn bản), xuất hiện trên các khu vực được thiết kế đặc thù của Website, hoặc trên các nền tảng mạng xã hội (như Facebook, Twitter, Instagram,...). Quảng cáo hiển thị thường xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng về cơ bản, chúng đều tuân theo một nguyên tắc chung.
Dù bạn hoàn toàn có thể sử dụng các đoạn văn bản thô (không có bất kỳ hình ảnh hoặc video nào kèm theo) cho Display Advertising, nhưng để thu hút tối đa sự chú ý từ người xem, bạn nên sử dụng hình ảnh, video, hoạt họa, hoặc bất kỳ phương thức truyền đạt thông tin nào khác.
Thiết kế hay được sử dụng nhất trong quảng cáo hiển thị đấy chính là các banner có muôn vàn các hình dáng và kích cỡ khác nhau.
>>> Tìm hiểu 12 Mẹo giúp banner quảng cáo có nhiều click hơn
Bạn có thể thỏa sức sáng tạo cho chiến dịch quảng cáo của mình. Thứ giới hạn duy nhất chính là một vài những nguyên tắc cơ bản khi bạn quảng cáo trên một nền tảng đặc thù. Ví dụ, Google Adwords cho bạn nhiều kích cỡ khác nhau để lựa chọn cho chiến dịch Display Advertising của mình, bao gồm:
>>> Các mẹo kiếm tiền trên Online với Google Adsense
>>> Cách tạo Quảng cáo Google Display Network
- 300 x 250 – Hình chữ nhật Trung bình
- 336 x 280 – Hình chữ nhật Lớn
- 728 x 90 – Leaderboard
- 300 x 600 – Nửa trang
- 320 x 100 – Banner lớn trên di động
- 240 x 400 – Hình chữ nhật dọc
- 980 x 120 – Panorama
- 250 x 360 – Triple Widescreen (bằng ba lần màn rộng)
- 930 x 180 – Top Banner
- 580 x 400 – Netboard
- 320 x 50 – Mobile Leaderboard
- 468 x 60 – Banner
- 234 x 60 – nửa Banner
- 120 x 600 – Skyscraper
- 120 x 240 – Banner dọc
- 160 x 600 – Skyscraper rộng
- 300 x 1050 – Portrait
- 970 x 90 – Leaderboard rộng
- 970 x 250 – Billboard
- 250 x 250 – Square (tính theo ô vuông)
- 200 x 200 – hình vuông nhỏ
- 180 x 150 – Hình chữ nhật nhỏ
- 125 x 125 – Button
Không nhất thiết bạn phải thiết kế banner trong mọi các kích cỡ đã được nêu ở trên. Bạn chỉ cần sử dụng kích cỡ phù hợp với nhu cầu. Nếu còn băn khoăn, hãy truy cập vào cẩm nang hướng dẫn từ Google để nhận được những chỉ dẫn cụ thể nhất.
>>> bạn có thể tham khảo ngay các phần mềm thiết kế banner online tại đây
Phần lớn các nền tảng đều cho phép file quảng cáo dưới định dạng JPEG, JPG, PNG và GIF. Phần lớn các nền tảng phổ biến đều chấp thuận định dạng HTML5 (như Google Adwords), dù không phải nền tảng nào cũng cho phép. Các banner dạng hoạt họa đòi hỏi những nguyên tắc kỹ thuật đặc thù. Trong khi các banner dạng ảnh chỉ yêu cầu kích cỡ file dưới 150 kb.
Dưới đây là một vài ví dụ về Display Advertising, đến từ nhiều những thương hiệu nổi tiếng khác nhau, trên cơ sở 3 loại Display Advertising: banner ảnh tĩnh, GIF ( phần mềm tạo ảnh Gif online ), và hoạt họa dưới định dạng HTML5.
Remarketing (hay còn gọi là quảng cáo bám đuôi) là một thuật ngữ để chỉ việc tiếp cận đến những khách hàng thông qua Display Advertising. Có thể bạn đã nhận ra, Remarketing sử dụng những quảng cáo được hiện thị lại cho các khách hàng đã truy cập vào Website, hoặc landing page (của doanh nghiệp bạn) ở những môi trường trực tuyến khác. Mục đích của chiến dịch quảng cáo này là nâng cao sự gắn kết của khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp.
Retargeting còn có thể được hiểu là Remarketing theo hành vi khách hàng (behavioral remarketing). Nó truyền tải những banner quảng cáo thân thuộc nhất tới một tệp khách hàng đặc trưng. Tệp khách hàng này được xây dựng dựa theo hành vi của khách hàng trên Website của bạn, với những tiêu chí đánh giá và phân loại cụ thể.
Bạn hoàn toàn có thể xây dựng các tệp khách hàng khác nhau theo hành vi và cách mà họ tương tác với Website/landing page của doanh nghiệp bạn. Chẳng hạn, bạn có thể nhóm đối tượng khách hàng mà thường xuyên kiểm tra giá của sản phẩm mà không mua hàng trong Website.
Giả dụ, bạn có một shop online và retarget chiến dịch quảng cáo tới tệp khách hàng thường xuyên theo dõi một nhóm sản phẩm đặc thù trên Website của bạn. Rõ ràng, sử dụng retargeting trong trường hợp này là một ý tưởng thông minh. Bạn hoàn toàn có thể đẩy một banner có thể truyền tải thông điệp cụ thể, làm sao để nhóm khách hàng kể trên có thể quay trở lại shop của bạn và hoàn thành việc đặt hàng sản phẩm.
Bản chất của tệp khách hàng remarketing không khác gì so với việc tạo một danh sách nhóm khách hàng khác cho các nền tảng Display Advertising. Về cơ bản, bạn có thể thiết lập danh sách nhóm khách hàng thường xuyên truy cập vào một page cụ thể trên trang Web của bạn.
Bạn có thể tham khảo theo chỉ dẫn dưới đây:
1. Chọn biểu tượng công cụ trong Google Adwords, vào mục trình quản lý đối tượng trong Thư viện đã chia sẻ
2. Để tạo nhóm khách hàng mới, click vào nút xanh +Sign in ở góc trái màn hình.
3. Trong một danh sách menu vừa thả xuống, chọn nhóm khách hàng bạn muốn xây dựng, bao gồm:
Website Visitors: Nhóm khách hàng đã truy cập vào Website/landing page
App users: Nhóm khách hàng đã download ứng dụng di động của doanh nghiệp bạn.
YouTube Users: Nhóm khách hàng đã tương tác với channel YouTube.
Customer list: Danh sách các nhóm khách hàng đã được thu thập
Custom combinations: Tổng hợp các nhóm khách hàng từ danh sách remarketing đã lập.
Một khi danh sách khách hàng của bạn đã được thiết lập, điều bạn cần thực hiện giờ là chờ đợi một khoảng thời gian nhất định để lượng khách hàng trong danh sách đáp ứng được nguyên tắc cơ bản của Google.
Trong nền tảng quảng cáo Google Adwords, danh sách remarketing ít nhất là 100 người dùng đang hoạt động trong khoảng thời gian 30 ngày gần nhất. Quảng cáo của bạn sẽ hiển thị sau khi danh sách trên đạt được đúng con số 100 người dùng theo yêu cầu.
>>> Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Adwords
Một phương thức khác để tạo danh sách cho chiến dịch quảng cáo Remarketing, đó chính là sử dụng Google Analytics. Theo cá nhân tôi, cách tiếp cận này hiệu quả hơn, khi đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tạo các danh sách khách hàng đặc thù cho chiến dịch quảng cáo.
Điểm yếu duy nhất của phương thức này, đó chính là bạn cần liên kết tài khoản AdWords với Google Analytics. Nhưng nếu bạn thực sự nghiêm túc và muốn xây dựng chiến dịch Retargeting hiệu quả, đây là công cụ không thể bỏ qua.
Sau khi 2 tài khoản AdWords và Analytics của bạn được liên kết, bạn cần tạo và import tệp khách hàng từ Analytics vào Adwords, thông qua một vài thao tác sau:
Clịck vào + Add Segment (thêm phân khúc khách hàng) button.
Với danh sách tùy chọn thả xuống. chọn nút đỏ + New Segment (phân khúc mới).
Giờ bạn có thể tạo ra nhóm khách hàng mới dựa trên những phân tích và số liệu tính toán từ Google Analytics. Công cụ này rất dễ sử dụng, giúp bạn khám phá nhiều khía cạnh mới thông qua bảng biểu và số liệu trực quan. Tất nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên trang bị thêm nhiều kiến thức chuyên môn về Google Analytics.
Sau khi thiết lập xong nhóm khách hàng mới, chọn Actions, trong danh sách các tùy chọn vừa thả xuống, chọn Build Audience. Tiếp đó, hãy làm theo các bước hướng dẫn để import danh sách trên vào AdWords.
Một trong những khía cạnh nổi bật trong Display Advertising, đó chính là Dynamic Remarketing. Vậy Dynamic Remarketing là gì?
Dynamic Remarketing (còn được gọi là Tiếp thị lại động) là một hình thức quảng cáo dạng hiển thị trên Google Adwords. Phương thức này linh hoạt hơn khi cho phép bạn không cần phải gắn một sản phẩm / dịch vụ với một banner đặc thù. Công việc của bạn là tải data của banner lên Google và thông báo các thông tin cơ bản về chúng (như mẫu quảng cáo của bạn là gì), phần việc còn lại sẽ được Google tự động xử lý.
Điểm ưu việt của Dynamic Remarketing so với hoạt động Remarketing cơ bản, chính là việc Google, bằng thuật toán thông minh của mình, sẽ quyết định sản phẩm / dịch vụ phù hợp với mẫu quảng cáo bạn upload lên (và với đối tượng khách hàng bạn muốn nhắm tới), và lựa chọn định dạng quảng cáo đặc thù dựa vào tập tin bạn đã định dạng. Như vậy, Google đã xử lý giúp bạn công việc khó khăn nhất trong Remarketing.
Thường thì Dynamic ads rất phổ biến đối với các trang thương mại điện tử (e-commerce), đem đến cho họ khả năng tiếp cận lại đối tượng khách hàng thích hợp, dựa trên những sản phẩm / dịch vụ họ đã tìm hiểu trên Website của bạn.
Về cơ bản, một banner quảng cáo được xây dựng dựa trên một template đặc thù, và tất cả các thông tin được thêm một cách linh động từ một data feed. Một data feed là một danh sách các sản phẩm / dịch vụ đáp ứng các đặc tính của banner đã được tạo nên.
Acquisition (là chi phí trả ra để có thêm một khách hàng mới) trên Display Advertising chính là cái bẫy lớn nhất mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể mắc phải. Với những kinh nghiệm hạn hẹp về DA, hoặc với những sản phẩm / dịch vụ không phù hợp, bạn có thể bỏ ra hàng đống tiền mà chẳng thu về hiệu quả nào.
Cách đơn giản nhất để đo lường hiệu quả của chiến dịch Acquisition trên Display Advertising đó chính là nhìn trực tiếp vào số tiền bạn phải bỏ ra để thu về thêm một khách hàng mới, và số tiền bạn thu về từ nó. Tuy nhiên, bạn sẽ có quãng thời gian khó khăn trong việc quản lý chiến dịch, khi chi phí bỏ ra có thể đội lên rất cao.
Bạn nên biết rằng banner quảng cáo của bạn đang cạnh tranh trực tiếp với những quảng cáo Remarketing khác hướng tới đối tượng khách hàng tốt hơn (và tất nhiên, có khả năng chuyển đổi hành vi mua hàng từ khách hàng cao hơn), dẫn tới việc bạn phải chịu số tiền CPC cao hơn nhiều so với khả năng chi trả cho chiến dịch của bạn.
Khi nhìn vào lợi ích của chiến dịch, một cách làm thông minh là cần phải đem lại giá trị cốt lõi, xuyên suốt tới khách hàng. Đồng thời, hãy đảm bảo chỉ số CPC phải nằm ở mức bạn có thể chấp nhận được.
Video hướng dẫn cách tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng bằng Display Advertising của Google:
Chiến dịch quảng cáo để nâng cao Brand Awareness (nhậnd diện thương hiệu của bạn) cũng là một ví dụ khác về Display Advertising. Brand Awareness chủ yếu tập trung về độ tiếp cận của chiến dịch tới khách hàng, thay vì hướng tới chuyển đổi. Mục tiêu của chiến dịch là càng nhiều khách hàng biết tới thương hiệu của bạn, khiến họ quan tâm tới sản phẩm / dịch vụ bạn đang cung cấp, thay vì hướng họ tới một hành vi cụ thể.
Mặc dù các chiến dịch Brand Awareness thường đem lại lượt tiếp cận lớn tới từ khách hàng, nhưng bạn vẫn cần phải quan tâm đối tượng khách hàng cụ thể cho chiến dịch, để thu về hiệu quả cao nhất.
Chiến dịch tăng nhận thức từ khách hàng cần phải được tính toán một cách cẩn thận, trong dài hạn để đạt được hiệu quả cao nhất. Khi bắt đầu, tiền bạc không nên là vấn đề phải tính toán quá kỹ lưỡng. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn có đủ tiềm lực để chi nhiều tiền cho chiến dịch, và nó cũng không làm ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp của bạn.
Bạn cần tập trung vào các chỉ số như lượt tiếp cận, các chỉ số tương tác (trên các nền tảng mạng xã hội) như lượt like, share cũng giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về chiến dịch.
Tuy nhiên, mục tiêu của chiến dịch brand awareness là tiếp cận tới càng nhiều khách hàng càng tốt, nên bạn cần đề xuất nhiều ý tưởng khác nhau (tất nhiên là trong ngân sách cho phép với tiềm lực của bạn).
Để tạo ra một banner quảng cáo lý tưởng, hoạt động trơn tru, “không tì vết” không phải là một công việc đơn giản. Chẳng có cách nào hiệu quả hơn việc bạn cần phải thử nghiệm nhiều phương thức tiếp cận khác nhau, sai đâu sửa đấy. Bạn có thể sử dụng bài test A/B để thử nghiệm các phương thức khác nhau cho các thành tố trong banner.
Thực hiện với đề mục, nút CTA, màu sắc, nội dung, và ngay cả kích cỡ của banner. Xem thứ nào đem lại hiệu quả cao nhất, và “bám” lấy nó.
Tất nhiên, mọi thay đổi của bản thiết kế vẫn phải bám sát mục tiêu cốt lõi của chiến dịch, là nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
Tham khảo mẫu banner quảng cáo đẹp của Uplevo:
Đầu tiên, cần phải nói rằng: Landing page đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ chiến dịch chạy quảng cáo hiển thị - Display Advertising nào. Mục tiêu ở đây là hướng lượt traffic tới trang đích, mà vẫn thu được nhiều lợi ích cho chiến dịch DA.
Bạn hãy suy nghĩ rằng: Banner ads như một công cụ bổ trợ cho landing page. Về cơ bản, hình thức nhận diện bên ngoài của banner và landing page phải giống nhau. Điều này khiến người truy cập không cảm thấy bị “ngợp” khi click vào banner trỏ về landing page. Sử dụng thiết kế, thành tố, màu sắc và font nhất quán giữa banner và landing page.
>>> 8 Bí quyết thiết kế landing page có tỷ lệ chuyển đổi cao
Nội dung của landing page nên thống nhất với thông điệp mà banner truyền tải tới khách hàng.
Dưới đây là 3 công cụ hữu ích, có thể giúp bạn tạo ra một Landing Page hiệu quả:
Bằng việc sử dụng công cụ bổ trợ, bạn hoàn toàn có thể tính chỉnh và tối ưu hóa landing page giúp đạt được hiệu suất cao nhất. Thiết lập các bài test A/B cho cả banner ads và landing pages, cho tới khi bạn thu về được kết quả tốt nhất cho chiến dịch.
Giờ đây, chắc hẳn bạn đã nắm rõ bí quyết làm sao để có được một chiến dịch chạy Display Advertising thành công: Trải nghiệm những điều mới mẻ. Trong một thị trường luôn có sự điều chỉnh từng ngày, hành vi của khách hàng liên tục thay đổi. Bạn cần giống như những giọt nước, biến chuyển và linh hoạt từng ngày để bắt kịp xu thế của thị trường. Nhưng, bạn cần phải biết con đường đúng đắn để bước đi. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng bị lạc lối, và dần chán nản trước mê cung ma trận thị trường đang bủa vây ngoài kia.
Tổng kết lại, hãy nhớ lấy phương châm sống còn khi triển khai một chiến dịch Display Marketing:
Trải nghiệm mới > Tối ưu chúng > Lặp lại.