Bạn chưa có ý tưởng thiết kế?
UPLEVO có hàng trăm ý tưởng giúp BẠN tự tạo thiết kế ưng ý nhất!Nếu bạn làm trong ngành quảng cáo hoặc marketing, bạn sẽ biết rằng các nhà làm phim thường biến tướng nghề nghiệp của chúng ta. Có thể các marketer sẽ thấy những bộ phim với chủ đề quảng cáo thường không cung cấp nhiều kiến thức thực tế để áp dụng vào chính công việc của họ.
Bởi vậy, sau khi được yêu cầu gợi ý 5 bộ phim các marketer nên xem, tôi quyết định sẽ đưa ra những bộ phim không liên quan lắm tới marketing. Thay vào đó, tôi sẽ giới thiệu cho bạn những bộ phim về hành vi con người, về mối quan hệ, sự thay đổi công nghệ và cả những quy trình làm việc sáng tạo. Cá nhân tôi cho rằng, hiểu được những điều này với marketer mới là điều quan trọng.
30 Mẫu Poster Phim Kinh Điển Không Thể Bỏ Qua
Phim khoa học viễn tưởng về tương lai thường được xây dựng dựa trên cốt truyện khá phi lý. Bộ phim mà tôi giới thiệu với các bạn chắc chắn sẽ ít yếu tố hư cấu hơn. Nó đưa ra cách mà con người ngày nay tương tác với công nghệ, cho thấy viễn cảnh tương lai của những tiến bộ khoa học kĩ thuật cùng với việc hành vi con người thay đổi để thích ứng với tiến bộ đó.
Người người đi lại xung quanh trong 1 đám đông, tự nói chuyện với chính mình, mà thực ra đang trò chuyện cùng 1 hệ thống máy tính. Và điều kì diệu là khi 1 người con trai phải lòng với “cô” - hệ thống trí tuệ nhân tạo của chính anh. Câu chuyện tình lãng mạn ấy đã gợi lên trong tôi suy nghĩ, con người hoàn toàn có thể điều khiển hành vi để kiểm soát cuộc sống.
Nói riêng với các marketers, các bạn nhất định phải nắm rõ cách hành vi co người thay đổi cùng với công nghệ. Mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu, cách công chúng tương tác cùng thông điệp, và thậm chí cả cách người tiêu dùng ra quyết định mua sắm đều sẽ sớm thay đổi trong tương lai không xa. Và tất nhiên, marketing cũng cần thay đổi theo đó để tồn tại
Black Mirror” là 1 series phim của Anh, những mỗi tập phim đều mang nội dung cốt truyện riêng. Tác phẩm truyền hình này khiến người ta nhớ tới “The Twilight Zone”, ngoại trừ việc có 1 lượng không nhỏ các tập nói tới công nghệ tương lai 1 cách phóng đại thái quá.
Giống như phim “Her”, “Black Mirror” kể về việc công nghệ làm thay đổi hành vi. Với vô vàng những nền tảng thông tin mới cũng như triển vọng công nghệ, marketers sẽ phải đương đầu thách thức trước những nhiệm vụ đặt ra mỗi ngày.“Black Mirror” vẽ ra một thời điểm cực nhiều các loại hình công nghệ cùng tồn tại. Mục tiêu của chúng ta khi xem phim không phải kiếm tìm xem làm thế nào tạo ra được một quảng cáo giàu tính tương tác, mà để suy xét giá trị của chính công nghệ.
Là marketer, hãy tự hỏi chính mình xem thương hiệu của bạn sẽ sắm vai gì trong thế giới công nghệ phức tạp đa chiều ấy. Dẫu rằng câu chuyện sau cùng không hoàn toàn như ý muốn, bạn vẫn có thể kiểm soát viễn cảnh của nó.
Từ đầu bài viết, tôi chưa từng đánh giá bộ phim nào được đề xuất ở đây là hấp dẫn, nhưng chúng thực sự rất đáng để các marketers dành thời gian xem. Không quá xuất sắc, nhưng đâu đây trong “Idiocracy” ta vẫn phải gật gù vì độ thâm thúy.
Phim dựa trên ý tưởng cho rằng những người sở hữu trí thông minh vượt trội ít có xu hướng duy trì nòi giống hơn rất nhiều so với người bình thường. Làm một phép tính tới tương lai, trí thông minh trung bình của dân số vì vậy mà ngày càng giảm xuống mức đáng kinh ngạc. Các marketer hãy nhìn thực sự nghiêm túc vào cách quảng cáo được sử dụng trong bộ phim này. Nó sẽ khôi hài, nếu như không quá “thật” hay lộ liễu.
Thương hiệu thi nhau tìm chỗ đặt logo lên bất cứ khoảng trống nào, với hi vọng công chúng sẽ để mắt tới. Có 1 sự thật rằng, các công ty đối xử với khách hàng như thể lũ ngốc (chỉ trong phim này thôi nhé). Thế nên hãy quan sát thật kĩ để đảm bảo rằng quảng cáo của bạn không đi theo lối mòn ấy. Chắc chắn, khách hàng thông minh hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Đến bây giờ tôi phải công nhận “Whiplash” là một bộ phim xuất sắc, với đầy đủ các yếu tố khôi hài cũng như sâu sắc. J.L.Simmons thật xứng đáng khi đã khắc họa nên một thầy giáo nghiêm khắc, người mà luôn tin rằng cách duy nhất khiến học sinh học tập hết sức là ép chúng vào các quy chuẩn mực thước.
Có thể ông ấy đã đúng. Tôi sẽ ví bộ phim như một phép ẩn dụ về ngành công nghiệp quảng cáo.và áp lực phải tạo ra được thứ gì đó thật mới, thật ấn tượng. Tôi từng gặp không ít giám đốc sáng tạo và cả client hành xử một cách cưỡng ép như chính nười thầy giáo trong phim. Họ la hét, họ ném đồ đạc, họ khiến người khác phải rơi lệ.
Được quay ngược lại thời gian, theo dõi một nền tảng như Facebook lớn dần lên từ những viên gạch ban đầu, sự đi lên và chuyển mình thần kì của Facebook, điều mà “The Social Network” mang lại thật sự rất ấn tượng. C
húng ta bước vào độ tuổi mà ý tưởng cũng chẳng còn quan trọng nữa, việc thực thi ý tưởng mới là vấn đề quan trọng. Anh em nhà Winklevoss có thể đã từng nghĩ tới ý tưởng Facebook.
Tôi dám cá rằng còn vô kể người nữa có ý tưởng tương tự, nhưng chỉ có Mark Zuckerberg thực sự đầu tư xây dựng, nên tất yếu cũng chỉ có Mark giành chiến thắng. Ngành công nghiệp quảng cáo vẫn thường hay tự tôn vinh mình là ngành công nghiệp ý tưởng hay ngành công nghiệp sáng tạo. Ngày nay, ý tưởng đầy rẫy khắp mọi nơi, nhưng chỉ khi chúng được đem vào cuộc sống, ý tưởng mới có giá trị.
Trên Uplevo có rất nhiều công cụ để bạn thiết kế, tha hồ lựa chọn như: Facebook Ads, Facebook Post, Facebook Cover, Banner, Cover, Poster, Logo, Standee..., bạn có thể tìm thấy tại Website: https://www.uplevo.com/
Nguồn: prdaily.com