Google Analytics Là Gì? Cẩm Nang Sử Dụng Google Analytics

google analytics

Nhà kinh tế học nổi tiếng Peter Drucker đã từng nói: “Một khi bạn không đo lường được các chỉ số, bạn sẽ không thể cải thiện được chúng”.

Thiếu mất đi data, thật khó khăn cho bất kỳ marketer nào trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược SEO marketing. Lần theo những con số, theo dõi hiệu quả của các hoạt động và tiến độ công việc khiến hoạt động phân tích dữ liệu trở nên đặc biệt quý giá trong mắt các nhà quản trị doanh nghiệp.

Theo HubSpot, có đến 61% người được hỏi cho rằng việc tạo traffic và tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng là thách thức lớn nhất trong marketing. Một khi công việc lâm vào bế tắc, người ta thường tự hỏi mình xem liệu những điều họ đang làm có thực sự đúng đắn và đem lại giá trị cho doanh nghiệp.

Chính vì thế, việc xác định và sử dụng data một cách hợp lý là một điều vô cùng quan trọng trong digital marketing.

sự quan trọng của Data trong Digital marketing

Cẩm nang toàn diện này sẽ đem đến cho bạn cái nhìn đầy đủ nhất về Google Analytics, nền tảng phân tích dữ liệu miễn phí tốt nhất hiện nay, cũng như, những điểm mạnh mà SEO có thể đem lại, để doanh nghiệp có thể tận dụng vào đó để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình.

>>> Các khái niệm cơ bản nhất về Marketing mà bạn cần phải nắm rõ: Marketing mix; 4Cs; Marketing Online

 

Google Analytics là gì?  Có thể giúp ích gì cho SEO?

Google Analytics là phần mềm, công cụ miễn phí của Google, cung cấp lượng dữ liệu và thông tin khổng lồ, có thể giúp doanh nghiệp tìm hiểu về cách mà người dùng tương tác với website.

Lấy ví dụ , với Analytics, bạn hoàn toàn có thể theo dõi số lượng người truy cập một trang cụ thể trong website, thời gian họ truy cập, địa điểm của người truy cập, hiệu quả của các từ khóa và nhiều hơn thế nữa.

Những thông tin này là quý giá trong việc xác định hiệu quả của chiến lược SEO hiện hành, giúp doanh nghiệp tìm ra vấn đề và có những thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp.

Google Analytics là gì

Google Analytics rõ ràng rất quan trọng đối với hoạt động SEO của mỗi doanh nghiệp. Vậy bạn có thể thu về những gì từ công cụ này?

A. Real-time Reports (Báo cáo thời gian thực):

Bản báo cáo được tích hợp sẵn trong Analytics này có thể cung cấp tới bạn những thông số trong thời gian thực của website.

Bạn vừa đăng tải một bài viết mới trên website, nhưng không rõ số lượng người đang đọc bài viết đó? Hay bạn muốn tìm hiểu số lượng người dùng đang theo dõi video bạn vừa upload? Với real-time report, vấn đề đó đã được giải quyết.

real-time reports báo cáo thời gian thực

Để truy cập lượng data trong thời gian thực, bạn chỉ cần click vào “Real-Time” ở thanh sidebar phía bên trái. Trong phần lớn các trường hợp, số liệu real-time sẽ chỉ ra những hoạt động của website trong vòng 5 phút trước. Một vài bản báo cáo sẽ thu thập thông số data trong vòng 30 phút trước đó.

Hãy cùng tìm hiểu các dữ liệu báo cáo khác nhau trong mục này:

1. Location (địa điểm):

Liệu lượng người truy cập vào website có nằm ở các khu vực địa lý khác nhau, sử dụng những thứ ngôn ngữ khác biệt? Trong bản dữ liệu báo cáo này, bạn sẽ được tìm hiểu tất tần tật những thông tin trên.

2. Nguồn traffic:

Bản báo cáo này sẽ tìm hiểu cách mà người dùng tìm đến website của doanh nghiệp bạn? Họ tìm tới bạn qua một đường link trên Facebook, tìm kiếm trên Google, hay click trực tiếp qua URL?

Báo cáo này đặc biệt hữu dụng khi được phân tích dưới thời gian thực, nhất là khi bạn muốn theo dõi hiệu suất của những bài post trên các nền tảng mạng xã hội, hay cách mà trang landing page đang hoạt động.

3. Content (nội dung):

Mục này sẽ tìm hiểu chính xác page mà người dùng thường xuyên truy cập trên website của bạn, và thời gian họ truy cập vào đó là bao lâu.

4. Events (sự kiện):

Với mục Event, bạn hoàn toàn có thể theo dõi hiệu quả của các sự kiện bạn chạy trên website của mình, bao gồm lượt click của người dùng vào ads, lượt view video, lượt tải file,…

Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể theo dõi hoạt động của người dùng với các chương trình trong vòng 30 phút gần nhất để theo dõi hiệu quả của sự kiện trong thời gian thực.

5. Conversions (chuyển đổi):

Trong khoảng thời gian thực, hoặc trong 30 phút gần nhất, bạn có thể tính toán số lượt chuyển đổi từ số người truy cập, sang lượng khách mua hàng (hoặc sử dụng dịch vụ) trên website, và so sánh chúng với KPI bạn đã đề ra sẵn trước đó.

B. Audience Reports (Báo cáo thông số đối tượng):

Bản báo cáo này sẽ cung cấp tới doanh nghiệp tất tần tật những thông tin có liên quan tới lượng người dùng truy cập vào website: Số lượng khách truy cập trong một khoảng thời gian nhất định là bao nhiêu? Bao nhiêu trong số họ convert thành khách hàng của doanh nghiệp?

Audience Reports báo cáo đối tượng

Từ đây, bạn có thể điều chỉnh định hướng, tới đối tượng khách hàng mục tiêu hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

Có hai điểm cần phải ghi nhớ:

  • Bạn cần xác định nghĩa đối tượng audience bạn muốn theo dõi.
  • Google gần đây có ra mắt bản audience report hoàn toàn mới, có thể giúp bạn theo dõi số lượng người dùng tương tác với các chiến dịch marketing doanh nghiệp đang và vừa triển khai.

1. Active Users (Người dùng đang hoạt động):

Bản báo cáo này cho phép bạn theo dõi số lượng người dùng truy cập vào trang web trong vòng 1, 7, 14 đến 30 ngày gần đây nhất.

Các thông số này giúp bạn đo lường được mức độ hứng thú của người dùng với nội dung của trang web. Ví dụ, nếu số lượng người dùng hoạt động trong 1 ngày là cao, nhưng giảm đột ngột trong 7, 14 hoặc 30 ngày, điều đó có nghĩa nội dung website cung cấp chưa thực sự là hấp dẫn và không đủ khả năng để níu kéo người đọc trong khoảng thời gian lâu dài.

2. Lifetime Value (Giá trị trọn đời):

Bạn đang băn khoăn không biết số lượng khách hàng tiềm năng mà bạn tiếp cận được qua các chiến dịch email marketing liệu có mang nhiều giá trị? Liệu nó có đáng để bạn chi thêm nhiều tiền cho các hoạt động marketing trên nền tảng mạng xã hội?

Báo cáo lifetime sẽ tính toán giúp bạn giá trị của người dùng bạn tiếp cận được trong dài hạn, thông qua những chỉ số khác nhau, từ social, direct, organic đến referrals (thông qua giới thiệu).

Bạn cũng có thể sắp xếp mức độ ưu tiên của các đối tượng khách hàng, và theo dõi những thông số có liên quan tới họ, như mục tiêu, lượt xem page, doanh thu,…

3. Cohort Analytics (Phân tích theo nhóm):

Cohort là một nhóm người dùng chia sẻ những đặc điểm tính cách giống nhau. Ví dụ như: số lượng người dùng cùng truy cập vào website trong một khoảng thời gian giống nhau.

Bản báo cáo này giúp ích nhiều trong việc lên kế hoạch và thiết lập các chiến lược marketing phù hợp với nhóm các đối tượng người dùng cùng chung đặc tính. Hiệu quả của những chiến lược đó cũng sẽ được nâng cao lên đáng kể, nếu doanh nghiệp biết tận dụng những điểm chung ấy.

4. Audiences (đối tượng):

Một bản báo cáo về audience bên trong một bản báo cáo audience? Nghe có vẻ điên rồ, nhưng sự thực đúng là vậy.

Bản báo cáo này cho phép bạn tiếp cận số lượng người dùng cụ thể hơn, chuyên biệt hơn. Thường nhóm khách hàng này phải là nhóm khách thân thiết, khách VIP, rất thường xuyên truy cập vào website, và đòi hỏi doanh nghiệp của bạn có sự chăm sóc “đặc biệt” hơn những nhóm đối tượng khác.

5. User Explorer (Khám phá hành vi người dùng):

Báo cáo này giúp bạn tìm hiểu sâu về hành vi của người dùng, thay vì chỉ quan tâm tới những đặc tính chung chung từ Phân tích theo nhóm.

Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tận dụng những thông số trong bản báo cáo này để add những tính năng mới, giúp thúc đẩy hoạt động mua hàng của khách hàng, hoặc ngăn chặn hành vi “bỏ hàng vào trong giỏ” mà không tiếp tục quy trình mua hàng, vốn thường thấy trong các trang thương mại điện tử hiện hành.

6. Demographic (Nhân khẩu học):

Mục này cung cấp những thông số về tuổi và giới tính của nhóm người dùng truy cập website. Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thời gian trung bình mà nhóm khách hàng nữ, trong độ tuổi từ 25 – 34 truy cập website của bạn là bao nhiêu.

Đây là một phương cách hay để điều chỉnh nội dung, ads và chiến dịch marketing sao cho hợp lý với các đối tượng khách hàng khác nhau.

Hoặc dựa trên các thông số này, bạn có thể thiết kế các chiến dịch marketing khác nhau, phù hợp với từng đối tượng để đem lại hiệu quả thu về cao nhất.

7. Interests (Sở thích):

Bạn muốn xây dựng content marketing chuyên biệt dành cho những người đam mê công nghệ, nhưng thực sự không biết số lượng khách hàng cần target là bao nhiêu, như thế nào? Đừng lo, bởi Google Analytics có giải pháp dành cho bạn.

>>> Content Marketing là gì? Xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả

Để sử dụng, bạn cần bật tính năng “Markteting and Advertising reporting” trong Google Analytics.

Một khi đã bật tính năng, bạn có thể tiếp cận đến những data về người dùng như:

  • Affinity categories: Những sở thích chung chung, kiểu như “đam mê ẩm thực và nấu nướng”, “tay cuồng mua sắm”.
  • In-market Segments: Những sở thích liên quan tới sản phẩm hàng hóa / dịch vụ thương mại, như: “thích sử dụng TV 4K”, “yêu điện thoại iPhone”.
  • Other categories: Những sở thích khác như: “yêu chó”, “thường xuyên chăm sóc da mặt”.

Những thông tin này thực sự hữu ích trong việc lên chiến lược marketing và remarketing hợp lý.

8. Geo (địa lý):

Thông số trong mục này giúp bạn tiếp cận những vấn đề liên quan tới vị trí địa lý và ngôn ngữ của người truy cập website. Từ đó, bạn có thể đề ra kế hoạch và hoạt động marketing hợp lý.

9. Behavior (hành vi):

Bản báo cáo này giúp bạn xác định những yếu tố giúp gắn kết lượng người dùng mới với nội dung mà website cung cấp.

Data mục này được phân theo 3 cấp độ: New với Returning, Frequency với Recency, và Engagement.

Bạn hoàn toàn sử dụng những thông số này để đọc hành vi mua hàng của khách hàng, đặt ra kế hoạch thích hợp cho chiến lược marketing, như khách hàng mới sẽ có chương trình khuyến mại khác biệt với những khách hàng quen thuộc.

10. Công nghệ:

Bản báo cáo này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nền tảng công nghệ mà khách hàng sử dụng để truy cập website, từ browser truyền thống cho tới hệ điều hành họ sử dụng, kết nối mạng LAN hay sử dụng Wifi, 3G?

11. Mobile:

Các thông số trong mục này thể hiện nền tảng di động mà người dùng đang sử dụng để truy cập website, như tablet, điện thoại di động. Cụ thể hơn, các data còn chỉ rõ người dùng đang dùng cụ thể thiết bị nào, như Apple iPad, hay Samsung Galaxy S8?

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng nguồn data này để tính toán phân bổ nguồn lực hợp lý trong việc tính chỉnh giao diện web theo nền tảng thiết bị di động cụ thể.

12. Custom:

Mục này của Analytics giúp bạn định vị và so sánh thông số giữa các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

Ví dụ, bạn có thể so sánh tỷ lệ khách hàng rời website (bounce rate) giữa người dùng di động và khách hàng đã thực hiện thanh toán trên website, hoặc so sánh trong lượng truy cập tự nhiên có bao nhiêu phần trăm là khách hàng mới.

Bạn có thể sort data thông qua các tính năng như “Custom variables” (so sánh các biến tùy chọn), hoặc “User Defined” (định nghĩa nhóm đối tượng khách hàng cần so sánh).

Thông tin trả về từ mục này thường rất chi tiết, cho phép bạn định hình cách mà khách hàng tương tác với website như thế nào.

13. Benchmarking (đo điểm chuẩn):

Mục này mang tầm vĩ mô hơn. cho phép bạn so sánh data của mình với data chung của các website khác trên thị trường.

Các mục bạn có thể so sánh bao gồm: Channels, Location và Devices. Bạn có thể tìm kiếm những cơ hội tiềm năng thông qua hoạt động so sánh này.

14. Users Flow (luồng người dùng):

Khách hàng sẽ làm gì khi truy cập vào website của bạn?

Bản báo cáo này sẽ chỉ ra “luồng chảy” mà khách hàng sẽ thực hiện khi truy cập vào website của doanh nghiệp. Ví dụ như: Khi truy cập website, khách hàng sẽ click vào mục sản phẩm quần áo trước tiên, rồi chọn mục xu hướng,…

Thông số này giúp doanh nghiệp sắp xếp các thành tố cho website sao cho hợp lý nhất, phù hợp với hành vi mua sắm của khách hàng và đảm bảo thúc đẩy conversion rate trên trang thương mại điện tử.

C. Acquisition Reports (báo cáo chuyển đổi)

Các bản báo cáo dưới dạng acquisition sẽ chỉ cho doanh nghiệp thấy rõ cách mà khách hàng tìm đến website của bạn, quá trình truy cập, và thực hiện các hoạt động trên đó (như thực hiện giao dịch, điền form,…).

acquisition reports báo cáo chuyển đổi

1. All Traffic (tất cả các lưu lượng truy cập):

Mục này sẽ cung cấp tất cả các thông tin liên quan tới traffic của trang web. Data mà bạn có thể thu về ở đây bao gồm: tỷ lệ rời trang (bounce rate), page per visit, goal completions (hoàn thành mục tiêu),…

Ngoài ra, data còn có thể phân ra thành các nhóm khác nhau, như Channels hay Source/Medium.

2. Google Ads:

Nếu website của bạn chạy Google Ads, thì các thông số trong mục này đặc biệt quan trọng để đo lường mức độ hiệu quả của website.

Đầu tiên, bạn cần liên kết tài khoản Google Ads và Google Analytics. Tiếp đến, các dữ liệu bạn có thể tiếp cận bao gồm:

  • Campaigns.
  • Keywords.
  • Search queries (truy vấn tìm kiếm).
  • The hour of the day (thông số ads tính theo giờ trong ngày).
  • Final URLs (URL cuối cùng).

>>> SEM là gì? Tại sao cần làm SEM trong kỷ nguyên Digital

3. Search Console:

Bản báo cáo này giúp bạn hiểu rõ hiệu quả hoạt động của website, tính theo organic search (tìm kiếm tự nhiên). Đầu tiên, bạn cần kết nối tài khoản Google Search Console và Google Analytics.

Một khi đã kết nối, bạn có quyền truy cập vào một lượng data lớn liên quan tới hiệu quả của website, theo organic search trên Google. Bạn hoàn toàn có thể lọc dữ liệu dựa trên landing pages, quốc gia, nền tảng thiết bị,…

4. Social:

Mục Social cho phép bạn tiếp cận những thông số có liên quan tới sự tương tác của người dùng với nội dung trên nền tảng mạng xã hội.

Các dữ liệu có thể lọc theo:

  • Nền tảng mạng xã hội.
  • Landing pages.
  • Conversions.
  • Plugins.
  • Users Flow.

Hãy sử dụng nguồn data này để phân bổ nguồn lực cho các mạng xã hội, xem xét nền tảng nào phù hợp nhất với doanh nghiệp, đo lường tác động của mạng xã hội tới hành vi mua hàng và truy cập website của khách hàng.

5. Campaigns (chiến dịch):

Bản báo cáo campaigns cung cấp hiệu quả của các chiến dịch marketing, cũng như so sánh chúng với các chiến dịch truyền thông khác.

Data có thể được lọc theo:

  • All Campaigns.
  • Paid Keywords.
  • Organic Keywords.
  • Cost Analysis.

Bạn hoàn toàn có thể phân tích hiệu quả của các chiến dịch marketing sử dụng nền tảng khác Google, miễn là bạn cập nhật các thông số liên quan tới ngân sách của chiến dịch.

D. Behavior Reports (báo cáo hành vi)

Với báo cáo về hành vi, doanh nghiệp có thể tiếp cận đến các thông tin liên quan tới hoạt động của người dùng trên website, bao gồm việc tìm kiếm, nội dung họ theo dõi, tốc độ load site, và nhiều hơn thế nữa.

> 12 Mẹo tối ưu tốc độ tải của Website

Đây là phương cách hữu hiệu để bạn tìm ra nguyên nhân khiến cho web của bạn hoạt động không như mong muốn.

behavior reports báo cáo hành vi

1. Behavior Flow (luồng hành vi):

Báo cáo này cho thấy luồng hành vi mà khách hàng thực hiện khi truy cập vào website.

Giả dụ, người dùng có đọc bài đăng review về xu hướng các dòng điện thoại di động trong năm nay, trước khi thực hiện giao dịch mua điện thoại trên website? Để kích hoạt bản báo cáo này, bạn cần mở và theo dõi Events report.

2. Site Content (nội dung trang web):

Site Content cung cấp bản phân tích có chiều sâu về hiệu quả của các bài viết / nội dung trên website. Bản báo cáo tìm hiểu hành vi của khách hàng trên nền tảng di động / desktop, đối tượng khách hàng đã / chưa giao dịch trên website, vân vân.

3. Site Speed (tốc độ trang web):

Báo cáo này cho doanh nghiệp thấy tốc độ tải trang trên website là nhanh hay chậm. Thậm chí, bản báo cáo này còn phân chia tốc độ load trang theo nền tảng thiết bị riêng biệt, như trên di động hay trên desktop.

4. Site Search (tìm kiếm trang web):

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu hành vi tìm kiếm của khách hàng trên website thông qua mục site search.

Với các thông số thu được, bạn hoàn toàn có thể thiết kế các từ khóa (và kết quả trả về) sao cho tiện dụng và thân thiện nhất đối với người dùng truy cập vào web.

5. Events (sự kiện):

Google Analytics định nghĩa event là hoạt động tương tác của người dùng với các nội dung có thể lần theo một cách độc lập từ website.

Một cách đơn giản, các hoạt động tương tác độc lập này có thể là việc tải một file pdf, xem một video (có nguồn được nhúng từ bên ngoài), điền form,…

Bạn có thể lọc các thông số từ mục này thông qua các khía cạnh như:

  • Top events (sự kiện hàng đầu).
  • Pages.
  • Event flow (lưu lượng sự kiện).

6. Publisher (nhà xuất bản):

Bản báo cáo này cung cấp cho doanh nghiệp các thông số về hiển thị và tỷ lệ click. Dĩ nhiên, để chạy được bản báo cáo này, bạn cần kết nối tài khoản Analytics với tài khoản AdSense hoặc Ad Exchange.

7. Experiments (thử nghiệm):

Mục này cho phép bạn có thể thực hiện các thử nghiệm khác nhau trên website, so sánh chúng và quyết định xem sự thay đổi nào đem lại hiệu quả cao nhất.

E. Conversions Reports (báo cáo chuyển đổi)

Báo cáo chuyển đổi đem đến cho doanh nghiệp cái nhìn cụ thể và chi tiết về các hoạt động chuyển đổi của khách hàng trên website. Bao nhiêu người quyết định mua hàng sau khi lướt các thông tin trên website? Tỷ lệ người đăng ký nhận mail của doanh nghiệp?

conversion reports báo cáo chuyển đổi

1. Goals (mục tiêu):

Goals ở đây chính là những mục tiêu của khách hàng bạn muốn theo dõi trên website.

Các thông số trong bản báo cáo này cho phép bạn tìm hiểu những hành vi thường nhật của khách hàng trên web tác động thế nào tới hành vi mua hàng / chuyển đổi của họ.

Ví dụ: Nếu một khách hàng chăm chú đọc review về các dòng điện thoại hot nhất năm 2019, liệu họ có trỏ sang trang sản phẩm và thực hiện giao dịch mua điện thoại?

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Goals trên Analytics tại đây.

2. Ecommerce (thương mại điện tử):

Mục này đặc biệt hữu dụng cho các trang web tích hợp nền tảng kinh doanh trực tuyến. Bạn có thể theo dõi các thông số có liên quan tới:

  • Sản phẩm.
  • Doanh số.
  • Giao dịch.
  • Thời gian giao dịch.

3. Multi-Channel Funnels (kênh đa kênh):

Mục này có liên quan tới việc tìm hiểu hoạt động quảng cáo và tương tác với người dùng có tác động như thế nào tới hành vi chuyển đổi và thực hiện giao dịch của họ trên website.

Để hiểu rõ hơn về multi-channel funnels (phễu đa kênh), bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

4. Attribution (thuộc tính):

Attribution hay thuộc tính là một thông số được thể hiện dưới dạng điểm tín dụng (point of credit). Khi bạn so sánh các hoạt động của mục tiêu để xác định xem hoạt động nào đem lại hành vi chuyển đổi và thực hiện giao dịch nhiều hơn trên website. Từ đó, bạn có những điều chỉnh phân bổ phù hợp để thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Attribution tại đây.

>>> Tìm hiểu về quảng cáo Google Shopping

Kết lại

Với những chuyên gia về SEO, việc thấu hiểu và tận dụng tất cả các công cụ trong Google Analytics là một điều vô cùng quan trọng. Bởi Analytics không chỉ giúp bạn hiểu những gì là quan trọng nhất trong hoạt động SEO, nó còn giải thích bản chất nguyên nhân của vấn đề, đồng thời đem đến cho bạn giải pháp logic để giải quyết những khó khăn.

Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về Google Analytics, về cách thu thập, tận dụng, phân tích dữ liệu và thiết lập chiến lược SEO marketing sao cho hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhất.

nguồn: searchenginejournal