Dân số nước ta ngày càng gia tăng, cùng với đó là nhu cầu mua sắm ngày càng lớn. Bên cạnh các siêu thị, trung tâm thương mại, hầu hết người dân vẫn có xu hướng lựa chọn mua hàng ở các cửa hàng tạp hoá để thuận tiện và nhanh chóng hơn. Việc mở cửa hàng tạp hóa từ xưa đến nay vẫn đang được phát triển ở khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị.
Tuy nhiên nếu đã là một miếng mồi ngon như vậy thì tại sao vẫn có những cửa hàng ăn nên làm ra, có cửa hàng lại thua lỗ, đóng cửa. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm và kế hoạch kinh doanh của mỗi cửa hàng. Vì thế, Uplevo sẽ đưa ra những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá hiệu quả nhất dành cho bạn tham khảo.
Bài viết có liên quan:
- Bí quyết kinh doanh siệu thi mini siêu lời
- Kinh nghiệm mở cửa hàng văn phòng phẩm lợi nhuận cao
- 7 bước nâng tỷ lệ đặt phòng hiệu quả khi kinh doanh homestay
- 4 mẹo mở quán net một vốn bốn lời
- 8 Kinh Nghiệm Mở Phòng Tập Gym Lời Nhiều Vốn Ít
- 5 Mẹo Mở Cửa Hàng Văn Phòng Phẩm Siêu Lời Tìm Nguồn Hàng Giá Rẻ
- Wifi Marketing Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Miễn Phí Wifi Marketing
Nội dung chính trong bài viết
1. Chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa
2. Khảo sát và phân tích thị trường
3. Chọn nguồn cung cấp hàng hóa
4. Đa dạng mặt hàng
5. Trưng bày hàng hóa một cách khoa học
6. Quan tâm đến dịch vụ khách hàng
7. Quản lý cửa hàng
1. Chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa
Chúng ta đều biết rằng đối với một cửa hàng tạp hoá sẽ không khó để có khách hàng tiềm năng ở mọi nơi. Tuy nhiên, cũng không thể vì thế mà ta chủ quan với việc chọn địa điểm đặt cửa hàng, bởi yếu tố này ảnh chiếm tới 80% quyết định sự thành công. Khi xác định mở một cửa hàng tạp hoá, nên chọn địa điểm dân cư đông đúc, kinh tế phát triển.
Cửa hàng nên có mặt tiền từ một đến hai phía tiếp xúc với đường lớn có nhiều người qua lại. Thường sẽ là các khu như trung tâm dân cư sinh sống, gần chợ, gần các cơ quan, công ty, khu công nghiệp,… Tại những địa điểm như trên, người dân có mức sống cao, thu nhập ổn định vậy nên nhu cầu mua sắm cũng cao hơn hẳn.
Đặc điểm này rất phù hợp để mở cửa hàng tạp hoá lớn, sản phẩm đa dạng và được đảm bảo về chất lượng. Ngoài ra, nếu ở các vùng quê, nơi dân cư tập trung vừa phải, với lối sống tự cung tự cấp là chủ yếu thì chỉ nên xây dựng cửa hàng nhỏ lẻ. Tránh tình trạng cung lớn hơn cầu, hạn chế hàng tồn kho và sự hao hụt của sản phẩm.
>>> Hướng Dẫn Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể
2. Khảo sát và phân tích thị trường
Sau khi lựa chọn được địa điểm mở cửa hàng tạp hóa, bước tiếp theo bạn nên làm là khảo sát và phân tích thị trường ở đó. Bạn cần nắm được khu vực chủ yếu chứa nhóm dân cư nào, là nông dân, công nhân, dân văn phòng hay học sinh sinh viên,…
Ở mỗi nhóm dân cư sẽ có đặc điểm riêng về mức thu nhập, nhu cầu sử dụng, sở thích,… Dựa vào từng đặc điểm đó mà bạn phân tích ra những mặt hàng chính để kinh doanh hiệu quả. Nếu bỏ qua bước này bạn sẽ rất dễ bị lấy hàng một cách tràn lan, không hợp thị hiếu hoặc khách hàng không ưu chuộng.
Có một số kinh nghiệm trong việc lựa chọn hàng hoá đối với từng nhóm đối tượng như:
- Nếu là khu vực tập trung nhiều công nhân, học sinh sinh viên mặt hàng bạn nên chọn là các sản phẩm thông dụng, phổ biến, giá thành rẻ.
- Nếu đối tượng khách hàng chủ yếu là công nhân viên chức, dân văn phòng thì những đặc điểm về chất lượng, mẫu mã, trưng bày đẹp mắt lại là yếu tố tiên quyết.
- Ngoài ra cũng có một số đối tượng khách thuộc phạm vị khó hơn như là người nước ngoài, người cao tuổi, trẻ em,… thì chủ cửa hàng càng phải tìm hiểu và phân tích kỹ càng.
>>> Nên Kinh Doanh Gì Ở Nông Thôn?
3. Chọn nguồn cung cấp hàng hoá
Kinh doanh cửa hàng tạp hoá vốn là hình thức theo kiểu năng nhặt chặt bị. Do đó việc tìm được nguồn hàng chất lượng với giá hợp lý là một bước vô cùng quan trọng.
Ngày nay, hầu hết các cửa hàng tạp hoá đều chọn nhập hàng từ một hoặc nhiều nguồn sau:
Lấy hàng ở chợ đầu mối chuyên cung cấp hàng tạp hoá
Tại đây, chủ cửa hàng có thể lựa chọn nhiều loại hàng hoá với chất lượng, mẫu mã khác nhau. Cách này khá thuận tiện cho việc mua hàng với giá thành rẻ bởi giá cả được cạnh tranh.
Tuy nhiên, bạn phải tình táo và tinh mắt cũng như tích luỹ các kiến thức cơ bản để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Lấy hàng từ siêu thị bán buôn
Hiện nay có nhiều siêu thị bán buôn uy tín như Mega, Big C,… với nguồn hàng khổng lồ, cung cấp đủ nhu cầu của bạn mỗi ngày.
Hàng hoá ở siêu thị sẽ được kiểm tra cẩn thận và chính xác, đảm bảo giúp bạn có được nguồn hàng chất lượng nhất.
Làm đại lý phân phối cho các hãng lớn
Hầu hết khi trở thành đại lý phân phối của nhãn hàng nào bạn cũng sẽ được công ty giao hàng tận nhà rất thuận tiện.
Bên cạnh đó, chủ cửa hàng cũng có thể chủ động liên hệ với đại lý cấp 1 của hãng tại khu vực cửa hàng tạp hoá của mình để trao đổi, thoả thuận về giá và việc phân phối sản phẩm.
Nhập hàng từ nước ngoài
Tuỳ theo loại hàng và điều kiện mà chủ cửa hàng có thể trực tiếp đi lấy hàng, lấy qua bên trung gian hoặc đặt hàng trực tiếp trên các trang đặt hàng trực tuyến của nước ngoài.
Một số nước có mặt hàng nước ngoài được ưa chuộng ở Việt Nam hiện nay như: Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc.
>>> 9 Nguồn Hàng Quần Áo Giá Sỉ Tại Việt Nam
4. Đa dạng mặt hàng
Từ tên gọi cửa hàng tạp hoá thì chúng ta cũng hiểu ngay là cần phải bán đa dạng các mặt hàng. Càng có nhiều mặt hàng cho khách hàng lựa chọn thì tâm lý họ sẽ thấy hài lòng hơn và có xu hướng quay trở lại với cửa hàng. Hàng hoá nên đa dạng tuy nhiên lấy những hàng gì với số lượng bao nhiêu cần phải cân nhắc rất kỹ.
Nếu mở cửa hàng tạp hoá nhỏ, nên nhập mặt hàng thiết yếu như: Mắm, muối, đường, mỳ chính,… Còn với các cửa hàng lớn hơn, cần nhập thêm các mặt hàng có thương hiệu uy tín, chất lượng cao như: rượu vang, sữa bột, bánh kẹo cao cấp, hàng xách tay,…
Thời gian đầu mới mở cửa hàng tạp hóa sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn song khi cửa hàng đã hoạt động ổn định, định hình được rõ nhu cầu của khách hàng. Lúc đó, bạn có thể cân nhắc và tính toán kỹ hơn số lượng hàng nhập cũng như lựa chọn thương hiệu nào để phù hợp với khách hàng.
>>> 9 Cuốn Sách Bán Hàng Hay Nhất
5. Trưng bày hàng hoá một cách khoa học
Với một tiệm không trưng bày nhiều cũng không quảng bá được hầu hết các mặt hàng của cửa hàng mình thì khách hàng sẽ không muốn mua hàng tại đó.
Họ muốn tìm đến các cửa hàng có sự trưng bày hàng hoá một cách khoa học. Đơn giản nhất là hàng hoá được xếp cẩn thận ngăn nắp. Sau đó phân chia thành các khu vực với những ngành hàng khác nhau để người mua dễ tìm kiếm.
Ngoài ra, bên cạnh việc sắp xếp hàng hoá sao cho gọn gàng và đẹp mắt bạn cũng nên chú ý đến sự logic và hành vi của người mua. Nhờ vào sự sắp xếp này mà người mua sẽ dễ dàng có nhiều hơn một, hai sự lựa chọn ban đầu. Khi thấy cửa hàng trưng bày nhiều sản phẩm, đẹp mắt và giá rẻ họ sẽ sẵn sàng chi tiền mua thêm, ngoài dự định.
Nếu cẩn thận bạn có thể thiết kế các bảng hiệu cho mỗi khu vực riêng. Điều này giúp cho cửa hàng của bạn trở nên chuyên nghiệp và tối ưu hơn rất nhiều.
>>> Hướng Dẫn Xây Dựng Quy Trình Bán Hàng
6. Quan tâm đến dịch vụ khách hàng
Làm dịch vụ khách hàng như là một điểm khác biệt của cửa hàng bạn so với các đối thủ khác. Dịch vụ đặc biệt này chính là nước cờ cứu cánh cho các cửa hàng tạp hóa trong việc phát triển và giữ chân khách hàng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Luôn cập nhật nhanh nhất những chương trình khuyến mại của các nhãn hàng hoặc tự mình xây dựng các chương trình khuyến mại tri ân khách hàng. Chiết khấu bao nhiêu phần trăm cho hoá đơn có giá trị lớn hay áp dụng phiếu mua hàng, phiếu tích điểm cũng là những cách thông minh để hoàn thiện tốt dịch vụ khách hàng.
>>> Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
7. Quản lý cửa hàng
Một cửa hàng tạp hoá sẽ chứa một lượng sản phẩm khổng lồ với rất nhiều mặt hàng khác nhau. Vì thế để kinh doanh hiệu quả, tránh tình trạng hàng tồn kho và nắm bắt được tình hình kinh doanh mỗi ngày, không gì tối ưu hơn là bạn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.
Thường thì những phần mềm này không quá đắt, chỉ từ 2,5 triệu đồng mà được sử dụng lâu dài, không giới hạn. Đây là cách tốt nhất để quản lý số lượng hàng đã nhập về và bán ra mỗi ngày. Nắm bắt được tình hình kinh doanh của cửa hàng, bạn sẽ có các kế hoạch và phương án hiệu quả hơn.
Đối với những cửa hàng tạp hóa nhỏ thì cũng có thể tự thiết kế quản lý trên Excel với những thuật toán đơn giản. Thậm chí là ghi chép kỹ lưỡng vào sổ tay theo dõi từng ngày. Miễn sao cửa hàng của bạn được quản lý cẩn thận và chi tiết nhất là được.
>>> Top 15 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất
Trên đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá hiệu quả nhất mà Uplevo gợi ý cho bạn. Trong kinh doanh, cái gì càng dễ thì lại càng khó. Vậy nên đừng chủ quan với bất kỳ loại hình kinh doanh nào nhé.
Mong rằng những kiến thức ngày hôm nay sẽ góp phần cho sự thành công của bạn.