Bật Mí Kinh Nghiệm Kinh Doanh Rau Sạch Hiệu Quả

kinh nghiệm kinh doanh rau sạch

Sản phẩm nông nghiệp với lượng tồn dư các chất hoá học là những sản phẩm không còn sạch sẽ và có khả năng gây hại cho cơ thể con người. Để tránh những tác hại trước mắt và lâu dài, rất nhiều nơi trên nước ta hiện nay đang tiến hành sản xuất: Nông nghiệp sạch. Từ đó ngành kinh doanh rau sạch cũng được tạo ra và phát triển nhanh vượt bậc.

Kết quả một cuộc điều tra đã chỉ ra có tới 87,36% người được hỏi sẽ mua rau nếu biết đó là rau sạch. Họ sẵn sàng trả giá gấp 1,5-2 lần so với giá thị trường để được tiêu dùng rau sạch. Quả thật, khi hỏi về tiêu chí lựa chọn thực phẩm, người tiêu dùng không chỉ yêu cầu rau ngon mà còn phải sạch mới đủ.

Do đó lĩnh vực kinh doanh rau sạch đã và đang nổi lên khá mạnh mẽ. Tuy thuộc lĩnh vực có độ cạnh tranh cao. Nhưng rau sạch cũng là cơ hội và lợi thế cho những ai thực sự tập trung để phát triển mô hình này. Cùng tham khảo quy trình dưới đây để có thêm kinh nghiệm kinh doanh rau sạch hiệu quả nhé!

>> 5 Mẹo Mở Cửa Hàng Văn Phòng Phẩm Siêu Lời Tìm Nguồn Hàng Giá Rẻ

 

1. Tìm nguồn hàng đảm bảo chất lượng để bán

Rau quê là nguồn hàng rất dễ tìm kiếm, bạn có thể đến vườn rau tại các vùng quê để nhập với số lượng lớn. Cách này không những đảm bảo về chất lượng mà nguồn rau cũng phong phú, giá thu hoạch tại vườn cũng rẻ hơn.

tìm nguồn hàng chất lượng đảm bảo

Tuy nhiên, để chắc chắn nguồn rau có chất lượng nhất giữa bạn và người nông dân phải có những cam kết ngay từ đầu. Đồng thời bạn cũng nên thường xuyên trực tiếp xuống thăm vườn để tiện theo dõi và kiểm định sản phẩm.

Ngoài cách thu mua từ vườn của người khác, bạn cũng có thể tự xây dựng hệ thống sản xuất để cung cấp cho hoạt động kinh doanh rau sạch của mình. Điều này sẽ đảm bảo được 100% nguồn rau sạch do bạn tự trồng. Với cách trên bạn cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn hơn cũng như phải dành nhiều thời gian để chăm sóc.

2. Cách thức kinh doanh rau sạch

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, cửa hàng kinh doanh rau củ quả sạch có nhiều hơn một hình thức bàn hàng. Cụ thể là hai hình thức mở cửa hàng hoặc bán hàng online.

Mở cửa hàng

Nếu là mở cửa hàng, mặt bằng kinh doanh không tốn quá nhiều diện tích nên tiền thuê địa điểm hoặc xây dựng cũng khá tiết kiệm. Thêm nữa, khách hàng có thể đến tận nơi lựa chọn cho mình những sản phẩm ngon nhất.

mở cửa hàng kinh doanh rau sạch

Kéo theo đó sự tiếp xúc trực tiếp với nhiều mặt hàng sẽ kích thích nhu cầu mua hàng của họ.

Kinh doanh online

Còn với hình thức kinh doanh online, hàng hoá của bạn sẽ được tiếp cận với nhiều người tiêu dùng ở khắp mọi nơi. Cũng không mất chi phí mặt bằng hay thuê nhận viện. Hoạt động kinh doanh trở nên linh hoạt hơn.

Tuy vậy, loại hình kinh doanh nào cũng sẽ tồn tại những rủi ro riêng phụ thuộc vào cách bạn xây dựng và sự phù hợp với thị trường.

kinh doanh rau sạch online

Bên cạnh đó, để phát triển quy mô kinh doanh rau sạch, đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của người tiêu dùng. Ngoài hoạt động chính là bán lẻ bạn cũng nên phát triển các hình thức khác. Ví dụ như bán nguyên hộp, nguyên thùng cho giá sỉ, bán combo rau củ theo thực đơn dinh dưỡng. Đặc biệt là bán thêm giống rau tốt, chậu, đất trồng, phân bón,…

3. Tạo dựng tên tuổi, lòng tin từ khách hàng

Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ít người tiêu dùng nào nhận biết được những mớ rau xanh mướt ngoài kia có phải là rau sạch, không phun thuốc hay không? Do rau sạch nhìn bề ngoài rất khó phân biệt với rau thường. Thậm chí rau được phun thuốc hoá chất nhiều trông còn tươi ngon hơn rau sạch.

Gần như, quyết định mua thực phẩm của họ giờ đây sẽ không có một quy chuẩn cụ thể nào mà chủ yếu là dựa vào niềm tin đối với người bán hàng.

Để việc kinh doanh rau sạch của mình ngày càng ổn định và phát triển. Bạn cần phải tạo dựng sự uy tín và niềm tin với khách hàng. Khi đã có được niềm tin của khách hàng bạn sẽ tích luỹ được lượng lớn khách hàng trung thành.

tạo dựng tên tuổi lòng tin từ khách hàng

Cũng chẳng cần những chiêu trò hay mánh khoé kinh doanh nào, khách hàng trung thành sẽ ắt tự quay lại cửa hàng của bạn. Bởi khi đó, bạn đã đem lại cho khách hàng giá trị đích thực và đáp ứng đúng nhu cầu của họ.

Vậy làm thế nào để tạo dựng tên tuổi và lòng tin của khách hàng?

Đây là một quá trình mà khi mới mở cửa hàng, bạn cần ít nhất khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để hoàn thành. Trong suốt quá trình đó, mọi hoạt động lớn nhỏ đều phải được triển khai có kế hoạch và hết sức chi tiết, cẩn thận. Dưới đây là một vài điều bạn nên chú ý.

Bao gói, bao bì, nhãn hiệu sản phẩm

Tất cả các sản phẩm rau bạn nên đóng gói bằng túi nilon đóng kín hoặc bọc bằng lá chuối. Sử dụng lá chuối gói rau củ cũng đang là hình thức được nhiều siêu thị trên thế giới áp dụng. Đó là cách làm thông minh, mang tính thẩm mĩ cao và góp phần lớn bảo vệ môi trường.

bao bì của sản phẩm

Song, dù bạn có sử dụng túi nilon hay lá chuối thì trên bao bì vẫn cần có những thông tin cung cấp cho người tiêu dùng như sau:

  • Tên của hàng
  • Nơi sản xuất
  • Quy trình sản xuất
  • Cơ quan chỉ đạo giám sát
  • Khối lượng rau

>>> Tham khảo Dịch Vụ Thiết Kế Bao Bì Sản Phẩm

Chứng nhận chất lượng sản phẩm

Nếu bạn chỉ đơn thuần nói sản phẩm của mình là sạch thì rất khó để khách hàng tin những điều đó. Bạn cần đưa ra những bằng chứng là số liệu, chứng nhận hay thành tích gì đó thì khách hàng mới có cơ sở xác thực. Tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Y Tế là nơi phân cấp quy định thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Việc xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm là cần thiết và có lợi cho hoạt động kinh doanh rau sạch của bạn rất nhiều. Vậy nên hãy tiến hành thủ tục này ngay từ đầu nhé.

4. Bày bán sản phẩm tại cửa hàng thế nào?

Với cửa hàng rau sạch, các sản phẩm có một đặc trưng chung là nhanh hỏng và dễ dập, nát. Mà chỉ cần một cây rau bị dập nát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những cây rau bên cạnh. Vì vậy bạn phải biết cách sắp xếp làm sao để vừa đảm bảo chất lượng rau xanh tốt vừa thuận tiện cho người tiêu dùng lựa chọn.

bày bán rau tại cửa hàng

Mô hình này bạn có thể học theo cách sắp xếp rau trong các siêu thị. Ví dụ: các loại rau ăn thân lá sẽ được bày bán trên hệ thống giá đựng chia thành các tầng, theo từng loại riêng lẻ. Không đặt chồng chất các loại rau lên nhau. Khay đựng cuối cùng nên để các loại rau lấy củ, lấy quả để không bị lăn, rơi khi di chuyển.

Với các loại quả như bầu, bí thường có kích thước lớn, cồng kềnh nên được xếp thẳng đứng vào các khay đựng hình chữ nhật. Ngoài ra để giữ được chất lượng rau tươi xanh, cửa hàng bắt buộc phải lắp đặt hệ thống các điều hoà và đèn điện. Đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng phù hợp, tốt nhất cho sản phẩm.

5. Kinh doanh rau sạch đừng quên tiếp thị

Để đánh bại đối thủ trong môi trường cạnh tranh như ngày nay, cửa hàng rau sạch của bạn sẽ cần tập trung vào những biện pháp marketing độc đáo hơn. Nhằm tác động trực tiếp vào tâm lý và cảm nhận trực quan của khách hàng mỗi khi họ đến cửa hàng của bạn.

Bước đầu của kế hoạch tiếp thị là quảng bá sản phầm giúp khách hàng nhận diện thương hiệu. Trong bước này bạn có thể tiến hành các hoạt động marketing truyền thống như:

  • Xây dựng thương hiệu riêng với logo và slogan cuốn hút.
  • Tặng thẻ giảm giá, mã giảm giá.
  • Phát tờ rơi giới thiệu sản phẩm kèm những sản phẩm được giảm giá để thu hút khách hàng.
  • Quảng cáo trên các trang mạng điện tử như Zalo, Facebook,…
  • Kêu gọi những người thân quen mua thử sản phẩm và nhờ họ giới thiệu cửa hàng đến nhiều người hơn

đừng quên tiếp thị cho cửa hàng

Tâm lý của các bà nội trợ đi mua hàng thường thích được giảm giá, khuyến mại,… Nắm bắt được tâm lý này, cửa hàng của bạn nên xây dựng các chiến dịch, chương trình khuyến mại thường xuyên. Vừa giữ chân được khách hàng trung thành vừa thu hút khách hàng tiềm năng.

Một trong những kết quả mong muốn nhất của kế hoạch tiếp thị là xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Ngay từ những khách hàng đến mua sản phẩm lần đầu tiên bạn nên thu thập thông tin cá nhân cơ bản như: tên, số điện thoại, địa chỉ. Việc làm này giúp bạn quản lý khách hàng một cách hiệu quả.

Dựa vào số lần họ quay lại cửa hàng, dựa vào hoá đơn mua hàng,.. mà bạn sẽ phân loại ra thành từng phân khúc thị trường. Đồng thời khi có những chương trình khuyến mại, giảm giá nhờ có thông tin cá nhân mà bạn có thể gửi lời giới thiệu đến từng người. Qua đó, khách hàng cảm nhận được sự quan tâm của cửa hàng và mối quan hệ sẽ dần được thiết lập.

>>> Tìm Hiểu Về Mô Hình Marketing Mix 4Ps

6. Rủi ro và kế hoạch dự phòng khi kinh doanh rau sạch

Trong thời gian đầu mới hoạt động, không thể tránh được tình trạng một số loại rau bị thiếu, một số loại thì bị thừa vào cuối ngày. Mặt khác, có thể do ảnh hưởng của thời tiết thay đổi thất thường mà dẫn đến nhu cầu về rau cũng thay đổi theo.

Một trong những phương án khắc phục tình trạng này là bạn nên nhập rau vào hai lần trong ngày là sáng sớm và đầu giờ chiều. Trên cơ sở lượng rau được bán vào buổi sáng và còn thừa đến trưa bạn sẽ kiểm lại và ước lượng được số lượng rau nhập cho buổi chiều.

Nếu đếu tối vẫn còn thừa, bạn nên giảm giá thành sản phẩm, thương lượng bán rẻ cho các nhà hàng, quán cơm,… Với một số loại rau củ có thể để lại sang ngày hôm sau thì cần đưa vào ngăn lạnh bảo quản cẩn thận.

>>> Những Ý Tưởng Kinh Doanh Nhỏ Tại Nhà

Với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trở thành tâm điểm như hiện nay, kinh doanh cửa hàng rau sạch được coi là ý tưởng kinh doanh độc đáo và hiệu quả. Tuy nhiên dù có kinh doanh dịch vụ gì đi chăng nữa, bạn cùng cần phải có tâm với nghề, quyết tâm thực hiện đến cùng thì mới có thể dẫn đến thành công.

Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ tích luỹ thêm được cho mình những kinh nghiệm để kinh doanh rau sạch hiệu quả. Chúc các bạn thành công!