CEO Là Gì? Vai Trò Và Trách Nhiệm Của CEO Trong Doanh Nghiệp

CEO là gì

CEO là gì? CEO là người có vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm như thế nào trong doanh nghiệp? Làm thế nào để trở thành một CEO tài ba, dẫn dắt toàn bộ công ty? Bạn đã nghe thấy rất nhiều về CEO, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu về chức vụ quan trọng này chưa?

Cùng Uplevo tìm hiểu ngay về CEO qua bài viết dưới đây.

 

CEO là gì?

CEO được viết tắt từ Chief Executive Officer (giám đốc điều hành hoặc giám đốc quản lý) là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức hoặc tập đoàn. CEO giữ trách nhiệm thực hiện tất cả chính sách kinh doanh quan trọng và báo cáo trước hội đồng quản trị của doanh nghiệp. CEO là người có quyền quyết định cuối cùng khi đưa ra quyết định cho công ty.

ceo 2

CEO có trách nhiệm chung trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển, thực hiện và tích hợp định hướng của một tổ chức nhằm tối đa hoá các mục tiêu tài chính của họ. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.

Giám đốc điều hành (CEO) là người vạch ra đường đi nước bước của doanh nghiệp, là chìa khóa quan trọng trên mọi hoạt động của tổ chức. Bên cạnh đó, CEO cũng là người xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, nuôi dưỡng văn hoá của công ty. Là người đứng đầu của tổ chức, CEO thay mặt công ty để đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại, phê duyệt các dự án đầu tư, chính sách tài chính và giám sát các hoạt động kinh doanh.

CEO có thể phân một số quyền lực cho cấp dưới của mình, nhưng người ra quyền quyết định cuối cùng vẫn sẽ là các CEO.

ceo 1

CEO báo cáo trực tiếp kết quả công việc của mình tới Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Hội đồng bao gồm những cá nhân được các cổ đông bầu ra để quản lý số vốn mà họ đầu tư cho doanh nghiệp. CEO thường có một ghế trong Hội đồng quản trị, và trong nhiều trường hợp, họ nắm chức vụ Chủ tịch Hội đồng.

>>> Khái niệm M&A trong kinh doanh

Vai trò và trách nhiệm của CEO

Nhằm góp phần vào sự thành công của toàn thể doanh nghiệp, CEO có trách nhiệm đứng đầu việc thiết lập và triển khai các chiến lược dài hạn, với mục tiêu làm gia tăng giá trị cổ tức, làm hài lòng các cổ đông nắm giữ phần vốn trong doanh nghiệp.

Vai trò và nghĩa vụ của CEO có thể có nhiều sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, thường phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức và quy mô tổng thể của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, CEO thường nắm trong tay quyền lực rất lớn, đôi khi bao gồm cả trách nhiệm trong vấn đề tuyển dụng nhân lực.

vai trò và trách nhiệm của CEO

Ở các doanh nghiệp lớn, CEO thường chỉ có trách nhiệm ra quyết định quy mô lớn, những chiến lược dài hạn mang tính chất quan trọng. Những quyết định ít quan trọng hơn sẽ được trao quyền cho các nhà quản lý cấp thấp hơn.

Không có một chuẩn chung quy định những nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể đối với 1 CEO. Về tổng thể, nghĩa vụ và trách nhiệm của CEO bao gồm:

  1. Thay mặt công ty, có trách nhiệm phát ngôn với các cổ đông, các cơ quan chính phủ, và với công chúng.
  2. Đề ra những quyết định về doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
  3. Thiết lập và triển khai tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.
  4. Đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, gồm các giám đốc, phó giám đốc và trưởng bộ phận phát triển chiến lược.
  5. Nhận diện thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải, nắm bắt những cơ hội từ thị trường.
  6. Đảm bảo doanh nghiệp thực hiện những cam kết có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
  7. Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, đảm bảo những rủi ro ấy được giám sát và giảm thiểu đáng kể.
  8. Đề xuất mục tiêu chiến lược, và đảm bảo mục tiêu đó phải cụ thể và đo lường được.

>>> Xác định KPI trong doanh nghiệp

Cấu trúc của một doanh nghiệp

Để đáp ứng được nhu cầu của cổ đông, nhiều doanh nghiệp áp dụng cơ cấu tổ chức hai lớp, gồm một lớp là Hội đồng quản trị, lớp còn lại là các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp (COO, CEO, CFO).

cấu trúc thường gặp của một doanh nghiệp

Được đề cử bởi các cổ đông trong công ty là Hội đồng quản trị – Hội đồng có trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh công ty. Hội đồng sẽ tiến cử Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO. Với sự đề xuất của CEO, Hội đồng tiếp tục bổ nhiệm COO – Giám đốc điều hành hoạt động; CFO – giám đốc tài chính.

Sự khác biệt của CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị

Khá nhiều người nhầm lẫn giữa vai trò của CEO và Chủ tịch HĐQT. CEO là người có quyền lực ra các quyết định hoạt động cấp cao trong doanh nghiệp, còn Chủ tịch HĐQT chỉ có trách nhiệm giám sát việc doanh nghiệp sử dụng dòng tiền đầu tư của các cổ đông, và giám sát hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

Hội đồng quản trị thường họp nhiều lần trong 1 năm để thiết lập mục tiêu dài hạn, báo cáo kết quả tài chính, đánh giá hiệu quả làm việc của các lãnh đạo cấp cao, và đề xuất chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp.

sự khác biệt giữa CEO và chủ tịch HĐQT

Về mặt nguyên tắc, Chủ tịch HĐQT thường có vị trí cao hơn CEO, nhưng Chủ tịch HĐQT không có quyền đưa ra những quyết định quan trọng mà không thông qua ý kiến của các thành viên trong Hội đồng. Chủ tịch HĐQT có thể được coi là “boss” lớn nhất trong doanh nghiệp, thường không tham gia quản lý trực tiếp các hoạt động thường nhật của doanh nghiệp, nhằm giúp CEO chủ động điều hành và quản trị doanh nghiệp.

Lý do cần tách biệt CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị

Trong một vài doanh nghiệp, vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT có thể được đảm nhiệm bởi một người. Nhiều doanh nghiệp cho phép CEO nắm giữ ghế Chủ tịch Hội đồng, nhưng điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ví dụ: Hội đồng quản trị đang cân nhắc tăng lương cho các vị trí lãnh đạo cấp cao. Là một lãnh đạo cấp cao, CEO hoàn toàn có thể bỏ phiếu thuận trước Hội đồng về đề xuất này.

Hay hội đồng quản trị đang yêu cầu các thành viên đánh giá mức độ hiệu quả công việc của các nhân viên cấp cao trong doanh nghiệp. CEO hoàn toàn có thể đánh giá mức độ hiệu quả công việc của bản thân mình là tốt, vì anh ta có một chỗ đứng trong Hội đồng để bỏ phiếu đánh giá.

Vì vậy, doanh nghiệp nên rạch ròi giữa hai vị trí CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị để tránh sự mâu thuẫn về mặt quyền lợi có thể nảy sinh.

5 tấm gương CEO xuất sắc

Chúng ta đã hiểu rõ thế nào là CEO, cũng như quyền hạn và trách nhiệm của một vị Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp. Dưới đây là 5 cái tên CEO kiệt xuất, mà nhắc tới họ là nhắc tới những hình mẫu lãnh đạo mẫu mực trong thương trường:

1. Jeff Bezos – Amazon

Trong danh sách những nhà lãnh đạo xuất sắc, không thể không kể đến Jeff Bezos, CEO của “ông lớn” Amazon. Chính Jeff Bezos là người định hình cho sự thành công của Amazon, biến công ty từ một doanh nghiệp kinh doanh sách điện tử đơn thuần, trở thành vị “vua” của ngành bán lẻ Thế giới. Ông cũng góp công lớn cho sự chuyển mình của lĩnh vực thương mại điện tử hiện đại toàn cầu.

Jeff Bezos - CEO Amazon

Jeff nổi tiếng là một người có tầm nhìn xa trông rộng. Ông hiện đang dành phần nhiều số tài sản của mình cho việc nghiên cứu và phát triển AI (trí thông minh nhân tạo), cũng như tối ưu hóa hệ thống lưu trữ kho hàng của Amazon.

2. Larry Page – Google

Nhắc tới Jeff Bezos, bạn không thể nào bỏ qua kỳ phùng địch thủ của ông: Larry Page. Vị CEO của Google góp một công rất lớn cho sự phát triển của công cụ tìm kiếm trực tuyến, cho sự phát triển của mạng Internet, và thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta tìm kiếm thông tin.

Larry Page - CEO Google

Ông cũng góp phần biến Google từ một công ty cung cấp bộ máy tìm kiếm đơn thuần, trở thành doanh nghiệp điện tử kinh doanh đa lĩnh vực, từ cung cấp nội dung số (YouTube), hệ điều hành trên nền tảng di động (Android) cho tới kinh doanh thiết bị di động (Google Pixel). Mọi sự thay đổi của Google (từ thuật toán tìm kiếm cho tới nền tảng dịch vụ) đều tác động rất lớn tới hoạt động tương tác Internet của người dùng trên toàn thế giới.

3. Mark Zuckerberg – Facebook

Từ một sinh viên bỏ học giữa chừng ở Harvard, Mark Zuckerberg từng bước xây dựng đế chế kinh doanh của mình ở một nơi duy nhất: Facebook.

Mark Zuckerberg - CEO Facebook

Ông được coi là một trong những nhà lãnh đạo đại tài, vì đã thay đổi cách thức con người ta liên lạc và kết nối, qua Facebook. Trước đây, mọi sự tương tác của những người dùng Internet chỉ thông qua trao đổi mail và Yahoo. Ngày nay, thông qua Facebook và Messenger, khoảng cách giữa con người dường như không khoảng cách.

Chỉ cách đây khoảng 10 năm, Facebook chỉ là một ứng dụng lưu giữ ảnh kỷ yếu cho sinh viên. Giờ đây, dưới bàn tay nhào nặng của Mark và cộng sự, nó thực sự đã trở thành một “siêu ứng dụng”, một mạng xã hội đích thực.

4. Warren Buffett – Berkshire Hathaway

Warren Buffet chắc hẳn không phải là cái tên xa lạ đối với công chúng. Tuy vậy, phần đông công chúng ít biết, ông là CEO của Berkshine Hathaway – quỹ đầu tư hàng đầu tại Hoa Kỳ, nơi làm nên tên tuổi của Warren.

Warren Buffet - CEO Berkshire Hathaway

Ông được coi là nhà đầu tư mát tay, định hướng công ty mình đầu tư vào nhiều thương vụ “bạc tỷ”, như mua lại 7% cổ phần của Coca-Cola, hay trực tiếp đầu tư vào AIG, IBM,… Mọi sự thành công của Berkshire Hathaway đều có sự can dự và ra quyết định ở Warren.

5. Phạm Nhật Vượng – Vin Group

Chốt lại danh sách những nhà CEO kiệt suất chính là một danh nhân người Việt, ông Phạm Nhật Vượng. Ông là nhân tố chính đóng góp vào sự thành công của tập đoàn Vin Group, khi biến doanh nghiệp từ sản xuất thực phẩm đơn thuần tại nước ngoài, trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam.

Phạm Nhật Vượng - CEO Vingroup

Ông Vượng là người có tầm nhìn lớn, hoài bão và dám nghĩ dám làm. Ông là một trong những người góp phần định hình phát triển cho nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam, như bất động sản, du lịch – nghỉ dưỡng, bán lẻ, và gần đây là công nghiệp xe hơi và điện tử.

Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ đem đến cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về chức vụ CEO, trách nhiệm và quyền hạn của họ trong doanh nghiệp, cũng như một vài ví dụ điển hình của những vị Giám đốc điều hình kiệt suất trên thế giới.

Tham khảo thêm các bài viết khác tại Blog của Uplevo