Startup, khởi nghiệp được coi là xu thế mới hiện nay. Nhưng bạn có biết rằng trong 10 năm có tới 70% công ty gặp thất bại trong kinh doanh và tuyên bố phá sản.
Theo một khảo sát, 80% doanh nghiệp khởi nghiệp vượt qua được nằm đầu tiên, tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống ở các năm tiếp theo. Chỉ có khoảng 2/3 doanh nghiệp mới tồn tại sau 2 năm hoạt động. 5 năm? Chỉ còn một nửa. Và 10 năm? còn 30%.
Nếu như bạn không muốn điều này xảy ra với doanh nghiệp bạn, có một vài điều được liệt kê dưới đây để giúp bạn tránh được. Rõ ràng rằng, bạn sẽ không thất bại cho tới khi nào bạn từ bỏ. Bạn có thể thất bại 20 lần, nhưng nếu đến lần thứ 21 bạn làm được, bạn đã thành công vì đã không từ bỏ.
>>> Trọn Bộ Bí Kíp Hướng Dẫn Bán Hàng Online Từ A – Z
Tại sao các doanh nghiệp lại thất bại?
Để giúp bạn phòng tránh được thất bại trong kinh doanh, bạn cần trước tiên phải nắm rõ những lý do dẫn đến sự thất bại này. Có hàng tá lý do, có thể xuất phát từ những yếu tố bên ngoài như thị trường, đối thủ, hoặc đến từ chính sự quản lý không tốt của bạn.
Trong dài hạn, để tồn tại một doanh nghiệp đã rất khó, chưa nói đến liệu nó có thể phát triển như kỳ vọng của bạn đặt ra từ ban đầu hay không. Nhưng để thành công, chắc chắn phải tránh gặp phải thất bại.
9 Lý do doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh
1. Thất bại trong việc cung cấp giá trị.
Thứ làm nên một công ty chính là giá trị cốt lõi chúng đem lại. Tuy vậy nhiều công ty thường nói quá lên các giá trị mà họ thực tế có thể cung cấp tới cho khách hàng. Cách tiếp cận này hoàn toàn sai bởi, yếu tố cam kết mới gây dựng được lòng tin từ phía khách hàng.
Hoặc những công ty lại chẳng khiến khách hàng hình dung được về giá trị mà họ đem lại. Họ xây dựng hình ảnh quá chung chung, gây ra nỗi mơ hồ, khó hình dung nhất định.
2. Thất bại khi kết nối với khách hàng mục tiêu.
Nếu như bạn không kết nối được với khách hàng mục tiêu, công việc kinh doanh sẽ thất bại. Kết nối ở đây, là việc bạn không thấu hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng, đồng thời là không giúp họ hiểu được lợi ích mà bạn mang lại.
Điều khách hàng thật sự muốn là gì? Insight của họ là gì? Vấn đề họ đang gặp phải mà chưa giải quyết được là gì? Cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề này?
>>> 4 Mẹo giải quyết vấn đề của khách hàng
Chắc chắn rằng, nếu như bạn không chạm được tới “nỗi đau” của khách hàng, có lẽ bạn chưa hiểu hết được về chân dung khách hàng của mình. Kết quả dẫn đến là công việc bán hàng của bạn cực ít cơ hội để thành công. Sử dụng những nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng để thấu hiểu và xây dựng mối quan hệ bền chặt với họ.
Khám phá chi tiết hết mức có thể về khách hàng sẽ giúp bạn giảm thiểu khả năng gặp thất bại trong kinh doanh.
>>> 5 Kỹ Thuật Tìm Kiếm Insight Khách Hàng
3. Thất bại khi tối ưu chuyển đổi.
Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực online đều không thể tồn tại nếu không biết cách tối ưu những chuyển đổi từ chiến dịch marketing đem lại. Bạn đang mất bao nhiêu chi phí để kiếm được một số điện thoại của khách hàng tiềm năng?
Bao nhiêu trong số đó trở thành khách hàng thật? Hãy áp luôn các chỉ số chuyển đổi như ROI để đo lường mọi chi phí mà doanh nghiệp bạn dành cho các kênh quảng cáo. Bởi con số không biết nói dối, bạn sẽ nhận biết được nó đang có vấn đề hay đang hiệu quả.
Bạn không thể dựa dẫm hoàn toàn vào các traffic tự nhiên từ SEO. nếu không tối ưu các chuyển đổi, doanh nghiệp đang tự lãng phí thời gian của chính mình.
>>> CTR là gì?
4. Thất bại trong việc tạo phễu bán hàng hiệu quả.
Việc xây dựng một phễu bán hàng hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng của bất cứ người sáng lập nào. Phễu bán hàng như một quy trình dẫn dắt từ người xem traffic thông thường tới khách hàng thật thông qua các nội dung hỗ trợ cho nhận diện về thương hiệu. Phễu bán hàng cũng giúp xây dựng những mối quan hệ bền chặt với khách hàng của bạn.
Không có để bạn bán hàng trực tiếp qua online. Nhưng nhiều doanh nghiệp thất bại là do họ không có đủ những bằng chứng (những khách hàng cũ đã sử dụng) về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.
>>> Hướng Dẫn Tăng Traffic Cho Website Trong 30 Ngày
5. Thiếu tính xác thực và sự minh bạch.
Những doanh nghiệp thiếu tính xác thức và sự minh bạch trong kinh doanh sẽ thất bại. Có thể không phải hôm nay, ngày mai, những chắc chắn một ngày nào đó sẽ thất bại mà thôi. Nguyên nhân chính ở đây là bạn không tạo được lòng tin vào thương hiệu của bạn từ khách hàng.
Hãy tập trung vào các giá trị cốt lõi như đã nói ở trên, đảm bảo được những cam kết mà bạn nói với khách hàng. Những chiêu trò trong kinh doanh sẽ không giúp bạn tồn tại trong dài hạn được.
6. Không có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Việc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường có thể đến từ nhiều lý do. Nếu những doanh nghiệp nhỏ không thông mình chọn các thị trường ngách, và làm tốt mảng đó, sẽ khó lòng mà cạnh tranh được với các đối thủ lớn. Họ nhiều tiền hơn, thị phần lớn hơn, làm marketing dễ hơn, nhận diện thương hiệu cao hơn,…
Tìm những thị trường ngách mà doanh nghiệp bạn có thể cạnh tranh để tồn tại.
>>> Tìm hiểu thêm: 14 Ý tưởng kinh doanh đơn giản siêu lợi nhuận
7. Không kiểm soát được chi phí.
Tiêu tiền chắc chắn sẽ dễ hơn kiếm tiền. Và đó cũng là một trong những lý do khiến các startup thường thất bại trong cuộc đua dài hơi khi thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý chi phí vận hành.
Phân bổ nguồn tiền hợp lý chính là bước đầu để giúp doanh nghiệp có những bước tiến vững chắc. Bạn cần một đội ngũ kế toán có thể giúp mình kiểm soát được các chỉ số tài chính, các chi phí một cách hợp lý.
>>> Cách Quản Lý Chi Phí Kinh Doanh
8. Thiếu chiến lược và khả năng lãnh đạo.
Hầu hết các doanh nghiệp mới thường thiếu các chiến lược từ đầu và kinh nghiệm lãnh đạo cần thiết. Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế ngoài thương trường, khá nhiều các ông chủ mới sẽ gặp khó khăn trong việc điều hành bởi lượng lớn yêu cầu và trách nhiệm đặt lên họ.
Lời khuyên ở đây để giúp bạn tránh lý do thất bại trong kinh doanh chính là tìm một người hướng dẫn, một người cộng tác có kinh nghiệm.
>>> Những Điều Cần Làm Để Trở Thành Nhà Lãnh Đạo
9. Thất bại trong việc xây dựng mô hình kinh doanh.
Việc mô hình kinh doanh mà bạn học được từ doanh nghiệp này, khi đem về áp dụng chưa chắc đã hiệu quả tại công ty bạn.
Do đó, công việc nghiên cứu ban đầu, đưa ra mô hình kinh doanh phù hợp với thị trường và khách hàng là yếu tố tiên quyết giúp bạn tránh được thất bại trong kinh doanh.
>>> 10 Mô Hình Kinh Doanh Cho Dân Khởi Nghiệp
nguồn: entrepreneur