Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn, luôn đóng một vai trò quan trọng trong quy trình bán hàng. Câu hỏi đặt ra là có phải bạn đang có những sản phẩm tốt nhưng lại không tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu hay không? Làm thế nào để gia tăng doanh số bán hàng ?
Bạn vẫn còn đang khá mờ hồ về cách tiếp cận khách hàng và cả những thông điệp bán hàng của mình phải không?
Sử dụng 12 mẹo sau để gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng và hiệu quả
>> Tìm hiểu những bài viết hấp dẫn khác:
- Bán Hàng Đa Kênh Là Gì? 8 Phần Mềm Omni Channel Dễ Sử Dụng
- Upsell Là Gì? Sử dụng thủ thuật Upsell và Cross-selling để tăng doanh thu bán hàng
- 5 Kỹ năng bán hàng nổi tiếng không thể bỏ qua
- Bật Mí “Tuyệt Chiêu” Bán Hàng Trên Zalo Hiệu Quả
- Cẩm Nang Lập Kế Hoạch Kinh Doanh từ A – Z [Kèm Bản Mẫu]
1) Khách hàng mua lợi ích
Thực chất, khách hàng không hề mua sản phẩm, họ mua những gì mà sản phẩm đó đem lại. Hãy bắt đầu quy trình bán hàng của mình bằng việc xác định rõ tất cả những lợi ích mà sản phẩm và dịch vụ của mình có thể đem tới cho khách hàng mục tiêu.
Mẹo khá hay ở đây, ví dụ sản phẩm bạn có 10 đặc điểm nổi bật và hữu ích. Hãy chỉ quảng cáo 7 đến 8 điểm. Sau đó, khi nói chuyện trực tiếp với họ, tung nốt 2,3 “chiêu” còn lại. Khách hàng sẽ bị đánh gục ngay lập tức. Vì sao? Khách hàng thường dễ dàng đồng ý mua sản phẩm khi nhận thấy lợi ích của nó cao hơn so với những gì họ kỳ vọng.
Ở đây bạn cố tình tạo mức độ kỳ vọng của khách hàng ở 7-8 điểm, sau đó sử dụng nốt 2-3 điểm còn lại để khách hàng cảm thấy mua được sản phẩm trong sự “sung sướng”.
2) Xác định rõ khách hàng mục tiêu
Ai sẽ là đối tượng chính có nhu cầu mua sản phẩm của bạn nhất? Hãy lập tức mô tả chân dung của họ một cách kỹ lượng nhất có thể. Sử dụng những yếu tố như nhân khẩu học, hành vi, sở thích, nhu cầu,…
Một số câu hỏi ví dụ như:
- Họ trong độ tuổi nào?
- Nam giới hay nữ giới là khách hàng chính, hay cả hai?
- Họ có con không?
- Thu nhập của họ?
3) Xác định vấn đề của khách hàng
Khách hàng có những vấn đề, khó khăn gì, mà sản phẩm của bạn có thể giải quyết cho họ? Một khi bạn đã xác định chúng một cách rõ ràng, khách hàng sẽ sẵn sàng trả tiền cho bạn để giúp họ giải quyết.
- Vấn đề đó có thể rất rõ ràng và dễ nhận ra.
- Vấn đề đó có thể không dễ nhận ra, và chính khách hàng cũng không biết.
- Vấn đề đó không hề tồn tại, do bạn tự tưởng tượng ra mà thôi.
Việc nắm bắt nhu cầu khách hàng vô cùng quan trọng. Ví dụ, khách hàng của bạn muốn vừa nhâm nhi tách cafe, vừa thưởng thức món bánh ngọt, khi mở quán cafe bạn nên cân nhắc kết hợp 2 yếu tố này.
>>> 4 Mẹo giải quyết vấn đề của khách hàng
4) Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì
Khi xác định được lợi thế cạnh tranh, lý do mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, nắm bắt được những lợi ích đem lại, khách hàng sẽ vui vẻ rút ví và trả tiền cho bạn thay vì đối thủ.
Tuyệt nhiên đừng cố gắng sao chép những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, tập trung vào những ưu điểm, những gì mà sản phẩm bạn tốt hơn so với đối thủ. Đồng thời khắc phục những điểm yếu còn tồn đọng trong sản phẩm và dịch vụ của mình.
>>> Cách xác định Unique Selling Point
5) Sử dụng Content Marketing và Marketing trên mạng xã hội.
Do sự phát triển của Internet và công nghệ, ngày nay bạn có rất nhiều cách để khách hàng có thể biết tới sản phẩm và dịch vụ của bạn hơn bao giờ hết. Và điều tuyệt vời nhất? rất nhiều phương pháp đều miễn phí.
Bạn có thể sử dụng các trang social như Facebook, Twitter và blog để kéo traffic, tăng nhận diện thương hiệu và đôi khi là bán hàng trực tiếp. Bằng việc xây dựng quan hệ, và liên tục tương tác với mọi người trên các kênh này, bạn có thể tiếp cận tới nhiều hơn nữa những khách hàng tiềm năng.
Một số lợi ích rõ rệt:
- Nhiều truy cập hơn, tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.
- Nhiều kênh bán hàng hơn.
- Giảm trừ chi phí để có được một khách hàng hơn.
>>> Hướng Dẫn Làm Content Marketing
6) Tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng telesales
Telesales hay cold calling – tiếp cận khách hàng tiềm năng qua điện thoại là một công việc khá khó khăn và đòi hỏi nhiều sự nghiên cứu.
Cho đến nay, telesales vẫn giữ được vai trò quan trọng của mình trong các mảng ngành như bất động sản, bảo hiểm, tư vấn dịch vụ,… chưa có số liệu chính thức nào chỉ ra rằng telesales không còn hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng cả.
Vậy nên, có thể telesales sẽ hiệu quả hoặc không với ngành của bạn, hãy cứ thử nhé.
7) Chọn giá bán hợp lý
Thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát thị trường và đối thủ để xác định được mức giá hợp lý cho sản phẩm của bạn. Nếu sản phẩm của bạn có giá bán cao hơn so với mặt bằng chung, hãy đảm bảo rằng chúng có những chất lượng vượt trội.
Ngoài ra, giá còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như thương hiệu, giá trị vô hình mà nó đem lại.
8) Học hỏi những kỹ thuật đàm phán
Nghệ thuật đàm phán đối với một người sale mong muốn gia tăng doanh số bán hàng của mình là một trong những kỹ năng bắt buộc. Mục đích của đàm phấn là cùng tìm ra những giải pháp, cách làm giúp thỏa mãn cả người mua lẫn người bán.
Bạn cần phải cho khách hàng thấy rằng đây là một cuộc thương thảo “win win” nơi cả hai bên đều có lợi.
Những người đàm phán giỏi nhất sẽ có 3 đặc điểm
- Họ đưa ra những câu hỏi để tìm kiếm chính xác thứ khách hàng cần.
- Họ kiên nhẫn.
- Họ có sự chuẩn bị kỹ càng.
>>> 9 điểm yếu thường gặp của người làm sale
9) Trân trọng những khách hàng cũ
Bạn nên luôn luôn trân trọng khách hàng, kể cả những khách hàng cũ đã từng mua sản phẩm của bạn, đừng vội chấm dứt quan hệ với họ.
Rất nhiều các số liệu chỉ ra rằng, việc chăm sóc khách hàng cũ, sẽ hiệu quả hơn nhiều về mặt chi phí so với tìm kiếm khách hàng mới.
Khi bạn xây dựng được những mối quan hệ bền chặt, bạn sẽ có được lòng tin và sự trung thành của khách hàng, họ sẽ không bao giờ rời bỏ bạn để mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của đối thủ.
10) Cung cấp những lợi ích rõ rệt miễn phí.
Bạn sẽ ngay lập tức gia tăng doanh số bán hàng của mình chỉ bằng việc cung cấp cho họ những lợi ích trước mắt như dùng thử sản phẩm miễn phí chẳng hạn. Ai cũng thích sự miễn phí, và ai cũng hiểu rằng nếu bản miễn phí kia đã tốt rồi, thì trả phí mình sẽ được lợi thêm đến nhường nào.
11) Cung cấp cho khách hàng những tin tức về sản phẩm mới.
Nếu như bạn chuẩn bị cho ra mắt những dòng sản phẩm mới, đừng ngại ngần mà không quảng bá chúng cho khách hàng. Con người luôn có xu hướng tìm kiếm sự mới mẻ, và chắc chắn khách hàng sẽ sẵn sàng mua thêm nếu như sản phẩm mới của bạn tốt hơn cái cũ.
12) Thông điệp bán hàng cần phải rõ ràng.
Chọn một hoặc hai lợi ích tiêu biểu của sản phẩm. Chọn lựa từ ngữ thật đơn giản để đảm bảo rằng khách hàng hiểu được sản phẩm của bạn sẽ giúp ích được gì cho họ. Đừng lan man.
Nếu như sản phẩm của bạn có nhiều lợi ích khác nhau, hãy tạo riêng từng thông điệp bán hàng một cho từng đối tượng khách hàng liên quan.
Bạn còn những mẹo gia tăng doanh số bán hàng khác muốn chia sẻ với Uplevo? Comment để chúng tôi được biệt nhé.