Là tuýp người khá mẫn cảm với những gì được gắn mác “the best-tốt nhất”. Vậy nên để chọn ra được 14 chiến dịch Marketing kinh điển sắp được kể ra dưới đây là một nhiệm vụ tương đối khó khăn.
Vậy lý do gì khiến những chiến dịch marketing này được coi là kinh điển của thế giới?
Bởi những ảnh hưởng sâu rộng, tích cực nó gây cho thương hiệu, và còn bởi họ đã chạm vào cảm xúc khiến cho chúng ta buộc phải nhớ về nó qua hàng nhiều năm. Sự thật là đôi khi có một số người còn chưa được sinh ra khi những chiến dịch này bắt đầu chạy.
>>> Nhưng trước tiên có thể bạn sẽ cần:
- Marketing là gì? Tổng quan cơ bản về Marketing
- Marketing mix là gì? Khái niệm 4Ps và 7Ps
- Bí quyết xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
- Cẩm nang toàn diện về Marketing online
- Mô hình 4Cs trong Marketing
- Bán Hàng Đa Kênh – Omni Channel Là Gì?
Chiến dịch Marketing là gì?
Chiến dịch Marketing là tập hợp của đa dạng nội dung khác nhau, xây dựng xung quanh một thông điệp cụ thể. Các Brand luôn sử dụng nhiều kênh Marketing khác nhau để đưa chiến dịch này đến với mọi người. Thời gian và chi phí của mỗi chiến dịch Marketing đều được cân đo đong đếm để làm sao đạt được hiểu quả cao nhất với nguồn lực mà doanh nghiệp đang có.
Và đây, không dài dòng hơn nữa, lưu ý rằng không có bất cứ sự xếp hạng nào cho các chiến dịch kinh điển này (nhưng hay để lại nhận xét chiến dịch nào khiến bạn ấn tượng nhất nhé) : 14 Chiến Dịch Marketing Kinh Điển Của Thế Giới và những bài học ẩn phía sau.
14 Chiến Dịch Marketing Kinh Điển Của Thế Giới (Và Lý Do Làm Nên Thành Công)
1) Nike: Just Do It.
Bạn còn biết rằng, từ ngày xửa ngày xưa, các sản phẩm của Nike hầu hết đều chỉ dành cho những người chạy marathon? Sau đó, cơn sốt về đồ thể thao đã xuất hiện-và bộ phận marketing của Nike hiểu rằng, họ cần có hành động ngay để vượt mặt được đối thủ chính lúc bấy giờ, Reebok. (Ở thời điểm đó, doanh số của Reebok cao hơn gấp nhiều lần so với Nike).
Và rồi, trong những năm cuối của thập niên 80, Nike đã thực hiện chiến dịch mà ắt hẳn nhiều người đã quen thuộc “Just Do It.” Nó đã tạo ra một chấn động thực sự.
Năm 1988, Nike bán được 800 triệu đô; 10 năm sau doanh thu gấp 10 lần đạt 9.2 tỉ đô. Câu “Just Do It.” ngắn gọn, song đã đóng gói được toàn bộ những cảm xúc khi mọi người tập thể dục- và cho đến ngày nay họ vẫn cảm thấy vậy.
Không muốn chạy 500m? “Just Do It”. Không muốn đạp xe 2 vòng hồ? “Just Do It”. Nó là câu slogan mà chúng ta có thể liên tưởng tới: Hãy liên tục đẩy bản thân vượt qua mọi giới hạn.
Vậy nên, khi bạn còn đang phân vân không biết nên chọn cách gì để đại diện cho thương hiệu, hãy tự hỏi: Bạn đang giải quyết vấn đề gì cho khách hàng? Giải pháp gì mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang cung cấp? Khi trả lời được đầy đủ và rõ ràng các vấn đề chính yếu đó, bạn sẽ nghĩ ra cách để kết nối với khách hàng của mình mà khiến họ không bao giờ quên.
2) Absolut Vodka: The Absolut Bottle
Mặc dù không hề có bất cứ hình dạng nào khác nhau, nhưng Absolut để biến chai của họ thành chai rượu dễ nhận biết nhất trên toàn thế giới. Chiến dịch này, bằng việc liên tưởng các hình ảnh ngoài đời tới hình dạng chai rượu, đã thành công tới mức họ đã không dừng chạy trong suốt 25 năm.
Đây là chiến dịch dài nhất trong lịch sử với hơn 1500 mẫu quảng cáo khác nhau.
Khi chiến dịch này bắt đầu, Absolut chỉ chiếm 2.5% thị phần trong thị trường rượu Vodka. Cuối những năm 2000, Absolut bán được hơn 4.5 triệu thùng mỗi năm, bằng một nửa tổng lượng vodka nhập khẩu tại Mỹ cũng thời điểm.
Vậy bài học Marketing ở đây là gì? Cho dù sản phẩm của bạn có nhìn tẻ nhạt thế nào, không có nghĩa rằng bạn không thể kể câu chuyện về nó theo cách thú vị nhất. Để nhắc lại một lần nữa: Absolut tạo ra hơn 1500 ads chỉ cho một chai rượu.
3) Miller Lite: Great Taste, Less Filling
Liệu tạo lập một thị trường hoàn toàn mới cho sản phẩm của bạn có phải một việc đơn giản? Miller Brewing Company (hiện là MillerCoors) đã làm được điều đó với việc tạo ra thị trường “light beer – bia nhẹ” – và thống trị nó.
Mục đích của chiến dịch “Great Taste, Less Filling” là để khiến những cánh mày râu thực thụ uống “bia nhẹ”, thế nhưng họ đã phải chiến đấu căng thẳng với quan niệm sai lầm là “bia nhẹ” uống chả ra cái gì. Miller đưa hình ảnh của một người đàn ông lực lưỡng, đầy cơ bắp, nhìn đậm chất “men” để uống sản phẩm này và khẳng định là nó ngon.
Nhiều thập kỉ sau, Miller Lite vẫn thống trị trên chính thị trường mà họ đã tạo ra.
Vậy bài học Marketing ở đây là gì? Chiến đấu để trở nên khác biệt. Nếu như người ta bảo bạn là sản phẩm của bạn chẳng có cơ may sống trên thị trường này đâu, thì hãy tự tạo lấy thị trường ngách để bạn nhanh chóng trở thành người dẫn đầu.
4) Volkswagen: Think Small
Rất nhiều các chuyên gia về marketing và quảng cáo đã xếp hạng chiến dịch “Think Small” của Volkswagen đạt những tiêu chuẩn vàng. Xây dựng từ năm 1960 bởi nhóm quảng cáo huyền thoại Doyle Dane & Bernbach (DDB), với mục đích để trả lời cho một câu hỏi: Làm thế nào đã thay đổi quan niệm về sản phẩm của toàn bộ mọi người?
Hãy xem, người Mỹ luôn luôn có một thói quen sở hữu những chiếc xe thật to, thật hoành tráng, và kể cả sau 15 năm khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, hầu hết người Mỹ đều không mua những chiếc xe nhỏ nhắn này của Đức.
Vậy quảng cáo của Volkswagen đã làm gì? “Mày nghĩ tao nhỏ à? Ừ tao nhỏ đấy” Họ không bao giờ cố gắng để trở thành thứ gì đó không phải chính mình.
Đấy là điều quan trọng nhất chúng ta có thể học được từ chiến dịch Marketing này: Đừng cố gắng cường điệu hóa quá mức, hoặc tồi tệ hơn là dối trá về sản phẩm và dịch vụ của bạn trong quảng cáo. Khách hàng luôn đánh giá cao sự trung thực.
5) Dos Equis: The Most Interesting Man in the World
Bạn có thể biết người đàn ông này. Hút xì gà Cuba, được vây quanh bởi những cô gái đẹp và-quan trọng nhất-ông uống Dos Equis bia.
Một yếu tố khá hay để tạo nên thành công của chiến dịch marketing về rượu, bia, các sản phẩm sang trọng là phải làm chúng trở nên thật “ngầu”. Và rồi xuất hiện slogan “The Most Interesting Man in the World-Người đàn ông thú vị nhất thế giới”, lập tức biến ông trở thành người quảng cáo trông “ngầu” nhất.
Và để kết thúc cho mỗi quảng cáo mà ông xuất hiện, luôn có một câu nói:”I don’t always drink beer, but when I do, I prefer Dos Equis. Stay thirsty my friends.” ( Câu này không dịch có lẽ sẽ hay hơn)
Câu nói này đã trở thành một nỗi “ám ảnh” với những người đã xem quảng cáo và đi mua bia những lần sau đó. Và mặc dù Dos Equis gần đây cũng đã thay thế người mẫu quảng cáo mới, nhưng người đàn ông này sẽ mãi mãi tồn tại trong thế giới của các ảnh chế(meme), trong các quầy bar rượu, và trong tâm trí khách hàng của Dos Equis.
6) California Milk Processor Board: Got Milk?
Nhờ có chiến dịch Marketing California Milk Processor Board’s “Got Milk?”, doanh thu của sữa ở California đã tăng 7% chỉ trong một năm. Nhưng tác động của nó còn vượt xa ra khỏi chỉ bang California, và cho tới ngày nay, bạn vẫn thỉnh thoảng nhìn thấy những mẫu quảng cáo”Got + 1 từ gì đó” trên thế giới.
Điểm chú ý ở đây, quảng cáo này không hế đánh vào những tệp khách hàng không uống sữa, thay vào đó nó tập trung vào những khách hàng đã và đang uống.
Vậy bài học ở đây? Không phải các chiến dịch Marketing đều chỉ để tăng nhận diện thương hiệu cho những khách hàng tiền năng, lôi kéo họ trở thành khách hàng thật. Đôi khi mục đích lại là để những khách hàng hiện tại sử dụng sản phẩm của chúng ta thường xuyên hơn.
Hãy biến họ thành những khách hàng trung thành, sử dụng chiến dịch Marketing hợp lý để cho họ lý do tại sao vẫn nên tiếp tục sử dụng sản phẩm của bạn.
7) Metro Trains: Dumb Ways to Die
Yeh, bạn đọc đúng rồi đấy: “Dumb Ways to Die-Những cách ngốc nghếch để chết”
Ở Melbourne, Úc, Metro Trains chỉ một truyền tải một thông điệp đơn giản: Đừng đùa giỡn ở xung quanh đường ray tàu. Đã có rất nhiều các sự việc thương tâm sảy ra, nhưng thay về những biển báo nguy hiểm thông thường ở các trạm tàu, Metro Trains đã thực hiện chiến dịch Dumb Ways to Die, một bài hát từ năm 2012 cho đến nay đã đạt 163 triệu lượt xem trên Youtube.
Bài hát về những cách ngốc nghếch mà để bạn chết — ví dụ như, bằng việc trêu chọc một chú gấu với que gậy, hoặc bỏ mũ bảo hiểm ngoài không gian. Đồng thời kết hợp với những giai điệu rất bắt tai, chắc chắn khiến bạn cười ngay lập tức-“Dumb ways to die, so many dumb ways to die.”
Ở cuối của đoạn video, sau khi bạn đã xem một số cách chết “hài hước nhất” của các nhân vật hoạt hình, thì sẽ đến phần chính của thông điệp: Có rất nhiều cách chết ngốc nghếch khác nhau, nhưng cách chết ngốc nghếch nhất sẽ là nếu bạn đứng sát mép vạch khi chờ tàu hoặc cố gắng chạy ngang qua đường ray tàu.
Chiến dịch này bằng sự sáng tạo đã trở nên vô cùng nổi tiếng bởi sự dễ nhớ, và bạn không có cảm giác rằng mình đang bị nhắc nhở một cách thái quá theo cách thông thường.
Bài học ở đây: Nếu chủ đề của bạn có hơi tẻ nhạt một chút, hãy cố gắng lồng ghép sự sáng tạo để truyền tải thông điệp thành công.
8) Apple: Get a Mac
Mặc dù có rất nhiều chiến dịch của Apple được đánh giá thành công, nhưng theo ý kiến cá nhân của tôi, cái này là đỉnh của đỉnh này.
Với ý tưởng là một cuộc tranh luận giữa máy Mac và máy PC thông thường, chiến dịch này là một trong những chiến dịch xuất xắc nhất của Apple, và họ lập tức đã tăng thị phần của mình lên hơn 42% chỉ trong năm đầu tiên. Chiến dịch này cho người xem hiểu mọi thứ về máy Mac theo một cách ấn tượng và thông minh nhất.
Chúng ta học được gì? Đừng chỉ bởi sản phẩm của bạn có một vài thứ hay ho mà bạn sẽ dùng các đặc điểm đó để nhồi nhét vào đầu khách hàng. Thay vào đó, giải thích các lợi ích của sản phẩm theo chiều hướng mà họ tưởng tượng được khung cảnh họ sử dụng chúng.
9) Clairol: Does She or Doesn’t She?
Lần đầu khi Clairol hỏi câu hỏi này vào năm 1957, trong 15 người chỉ có 1 người duy nhất nhuộm tóc. Sau 15 năm, thì cứ 2 người thì sẽ có 1 người có tóc nhuộm, theo nghiên cứu của Time Magazine. Chiến dịch này thành công đến nỗi mà ở một số bang của Mỹ đã phải ngừng yêu cầu phụ nữ điền thông tin màu tóc của họ lên bằng lái xe.
Một khi mà chiến dịch Marketing của bạn làm thay đổi được cả cơ chế của một cơ quan nhà nước, well, nó là một cú shock lớn đấy.
Clairol đã làm ngược lại so với mọi người: Họ không muốn mọi người phụ nữ nào khi gặp bạn bè cũng phải bảo thuốc nhuộm của Clairol rất tốt. Họ muốn mọi người phụ nữ đều hiểu rằng thuốc nhuộm của họ tốt đến nỗi không cần nói người khác cũng phải biết.
Bài học ở đây: Đôi khi chỉ cần chỉ cho khách hàng sản phẩm này tốt thế nào và tại sao là đủ. Chỉ cho họ thấy sẽ tốt hơn là kể cho họ nghẹ.
10) De Beers: A Diamond is Forever
Năm 1999, Agency AdAge đã biến câu slogan De Beers’ “A Diamond is Forever” trở thành câu nói nổi tiếng nhất vào thế kỉ 20. Chiến dịch này với ý tưởng là sẽ không có một đám cưới nào trọn vẹn nếu thiếu đi một nhẫn kim cương. Tuy vậy, De Beers không tham gia vào một thị trường đã có, họ tự tạo ra một thị trường, và biến nhẫn kim cương trở thành một sản phẩm xa xỉ cần thiết bậc nhất.
Theo như tờ New York Times, De Beers đã thôi thúc bất cứ ai chuẩn bị cưới đều phải cảm thấy việc có một chiếc nhẫn kim cương đính hôn là sự bắt buộc.
Bài học ở đây? Marketing có thể biến những sản phẩm xa xỉ, sang trọng ít người mua thành một mặt hàng cần thiết bắt buộc phải có.
11) Old Spice: The Man Your Man Could Smell Like
Ở phần đầu của chiến dịch Marketing Old Spice’s “The Man Your Man Could Smell Like” campaign, ý tưởng bởi Wieden + Kennedy và chạy vào tháng 2 năm 2010, chỉ là một quảng cáo thông thường. Và nó đã trở nên viral chỉ sau đúng 1 đêm:
Video này có hơn 51 triệu lượt xem, vài tháng sau, tháng 6 năm 2010, Old Spice cho ra đời quảng cáo thứ 2 với cùng một diễn viên-Isaiah Mustafa. Mustafa nhanh chóng trở thành “Old Spice Guy,” một biệt danh mà công ty đã sử dụng để trả lời cho mọi comment trên Facebook, Twitter, website,..
2 ngày sau, công ty đã lọc ra được, 186 các phản hồi của “Old Spice Guy” với khách hàng, những phản hồi hay nhất, hài hước nhất, để tiếp tục đưa lên mạng, tiếp tục viral. Và theo Inc, Video này tại điểm đó đã có thêm 11 triệu lượt xem, Old Spice có thêm 29000 theo dõi trên Facebook, và 58000 theo dõi trên Twitter.
“Không ai nghĩ rằng ở thời điểm đó khi đặt những câu hỏi sẽ nhận được sự trả lợi”
Bài học ở đây? Nếu như chiến dịch của bạn có sức hút trên mạng xã hội với fans và followers, hãy làm tất cả những gì có thể để tiếp tục kéo dài sự tương tác đó, đồng thời vẫn truyền tải được thông điệp của chiến dịch, cũng như cá tính của thông điệp thông qua hình ảnh và tone giọng.
12) Wendy’s: Where’s the Beef?
Sự thành công của chiến dịch Marketing này chỉ bởi kết hợp một chiếc bánh hamburger khổng lồ với một nhóm các cụ già? Không, tôi không nghĩ vậy
Wendy’s đã có một cách tiếp cận với chiến dịch Marketing của mình thông minh và sáng tạo hơn rất nhiều: Nó định vị vào đối thủ của Wendy’s. Cụm từ “Thịt bò của tao đâu?” hòng ám chỉ những miếng burger của đối thủ thường quá ít thịt-và ngay lập tức đã thu hút mọi sự chú ý của người xem.
Trong khi bạn khó có thể đoán định được tagline của bạn có bắt tai hay không, Wendy’s (vô cùng thông minh) đã không quảng cáo quá mức cho tagline “Where’s the Beef-Thịt bò của tao đâu?” này. Chiến dịch Marketing này chỉ chạy trong đúng 1 năm duy nhất mà thôi.
Bài học ở đây: Hãy cẩn thận với sự thành công cũng như thất bại của chiến dịch Marketing của mình. Đừng chỉ vì bạn thấy cái này khá thành công mà bạn tiếp tục cho nó chạy. Dành thời gian để thay đổi và phát triển, làm những cái mới hơn, và bạn chắc chắn sẽ phát hiện ra còn rất nhiều cơ hội để thành công trong tương lai.
13) Procter & Gamble: Thank You, Mom
Tôi sẽ dành cho bạn một phút để lau nước mắt sau khi xem xong video.
Nghiêm túc mà nói-Chắc bạn cũng khó tưởng tượng được một video quảng cáo của tập đoàn về các sản phẩm tiêu dùng trong nhà có thể gây xúc động mạnh như vậy đúng không?
Bởi vì P&G đã kể được những câu chuyện đằng sau các vận động viên Olympic-Câu chuyện của những người mẹ đã ở phía sau hỗ trợ và nuôi dạy họ. Tất nhiên, ai sẽ là người sử dụng các sản phẩm của P&G và thực hiện mọi công việc nội trợ đây?
Bài học Marketing ở đây: Yếu tố cảm xúc và gia đình trong Marketing luôn được khách hàng đánh giá cao trong các quyết định mua hàng của họ, vậy nên bạn càng có câu chuyện vĩ đại, bí ẩn nào phía sau sản phẩm của mình, bạn càng có cơ hội để kể nó ra một cách thành công.
14) Chick-fil-A: Eat Mor Chikin
Chick-fil-A thực hiện chiến dịch này vào năm 1995, và cho đến giờ nó viễn khiến một số người mua thêm gấp đôi mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của ba con bò kẹp bởi 2 lát sandwich.
Sự liên tưởng tốt đã khiến cho chiến dịch Marketing này hiệu quả và thành công. Hình ảnh lũ bò đấu tranh để người khác ăn thịt gà nhiều hơn rất hợp lý, khi chỉ ra rằng Chick-fil-A là một nhà hàng chuyên gà.
Hãy thử dùng sự liên tưởng trong chiến dịch Marketing tiếp theo của bạn để tiếp cận vấn đề, và khiến cho họ phải thốt lên đầy tò mò:”câu chuyện gì ẩn sau ảnh quảng cáo này”.
>>> 10 Quảng cáo video được xem nhiều nhất trên Youtube
nguồn: hubspot