Freelancer đã và đang được coi là một lựa chọn công việc vô cùng hấp dẫn đối với rất nhiều người bởi tính tự do mà nó mà lại. Bạn làm việc lúc bạn muốn, không cần theo bất cứ một quy tắc rằng buộc như khi đi làm thuê tại các công ty. Ngoài ra, nhu cầu tìm kiếm các bạn Freelancer hợp tác trong không chỉ những dự án ngắn hạn, mà còn cả những dự án dài hạn đang tăng cao.
Nhiều website tìm việc cho freelancer trong số này sẽ không thể mang lại cơ hội kiếm được một số tiền lớn, nhưng điều đó chắc chắn sẽ đến nếu bạn tạo lập được thương hiệu cá nhân của mình. Cùng Uplevo khám khá ngay trong bài viết này:
1. Upwork
Upwork là kết quả của sự hợp nhất giữa Elance và oDesk, cả hai được coi là những người tiên phong trong lĩnh vực online freelancing trên thế giới. Upwork được đánh giá là một trong những thị trường tự do lớn nhất thế giới.
Những người làm việc freelance trên Upwork tạo ra portfolio miêu tả về các kỹ năng cũng như kinh nghiệm của họ, cùng với các thành tựu củ thể. Khách hàng thì sẽ đăng danh sách những công việc, các dự án mà họ đang cần tìm kiếm freelancer để thực hiện.
Từ đó, các freelancer sẽ gửi đề xuất cho các dự án mà họ quan tâm. Khách hàng có thể xem xét các đề xuất, hồ sơ và portfolio của freelancer, chọn một ứng viên phù hợp nhất với nhu cầu của họ và bắt đầu triển khai dự án.
>>> Portfolio là gì? Tổng hợp các mẫu Portfolio đẹp
2. Guru
Guru lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2001, là công ty có trụ sở tại Pittsburgh, Pennsylvania và là thị trường phục vụ cho rất nhiều các freelancers trên toàn thế giới.
Guru hướng tới mục tiêu thu hút một nhóm khách hàng chuyên nghiệp, cao cấp cũng như các freelance kinh nghiệm, thay vì hướng tới thị trường phân khúc thấp.
3. Freelancer.com
Tương tự như Upwork, bạn có thể tạo một profile cá nhân và bắt đầu đấu thầu các công việc được đăng bởi khách hàng.
Freelancer.com tự hào có hơn 29 triệu người dùng tính đến năm 2018. Tuy nhiên, không dễ gì tìm được công việc có mức tiền trả hậu hĩnh ở website này.
Nó là một lựa chọn lý tưởng cho những người thích làm việc trong môi trường tự do về thời gian.
4. Mechanical Turk
Mechanical Turk là bước đột phá của Amazon.com vào thị trường việc làm trực tuyến. Tương tự như Upwork, Freelancer và những website khác, Mechanical Turk kết nối những người làm việc tự do với các doanh nghiệp cần những công việc nhỏ.
5. Toptal
Toptal là một thị trường hướng đến những freelancer có kinh nghiệm và chuyên nghiệp hơn, hầu hết các freelancer xuất hiện tại đây đều được trả từ 50 đến 250 USD mỗi giờ. Quá trình kiểm tra khắt khe, từ kinh nghiệm và một cuộc phỏng vấn trực tiếp.
Các công việc được đăng trên Toptal thường nhắm tới việc phát triển tài chính hoặc phần mềm. Năm 2016, Toptal đã mua lại Skillbridge, một website kết nối việc làm trực tuyến khác.
6. Fiverr
Tất cả các công việc trên Fiverr đều có mức giá hợp lý. Fiverr là sự lựa chọn hoàn hảo cho những mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm và đang trong quá trình xây dựng portfolio.
Không giống như một số nền tảng khác, khách hàng và freelancers đều có thể đăng bài. Fiverr chỉ tập trung vào các công việc “vặt”, như viết hoặc chỉnh sửa các bài viết ngắn hoặc tùy chỉnh các dòng code nhỏ cho website.
7. Freelancermap
Freelancermap là nền tảng dành cho nhóm đối tượng IT, chỉ tập trung vào các dự án CNTT. Nó bao gồm những yêu cầu như: phát triển web, phát triển trò chơi và thậm chí cả các ứng dụng mạng xã hội.
8. FlexJob
Tập trung vào các cơ hội việc làm linh hoạt, FlexJobs kiểm duyệt kỹ càng các bài đăng công việc trước khi đưa chúng lên trang web của mình. Điều này có nghĩa là các công việc sẽ được đảm bảo tính hợp pháp. Các công ty lớn và có uy tín như CNN và NBC đều đã và đang sử dụng FlexJobs để thuê Freelancer.
FlexJobs là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn kiếm thêm thu nhập.
9. People Per Hour
Công ty có trụ sở tại Anh này cung cấp danh sách các công việc hoàn toàn trên online. Nó sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn là người ưa thích làm việc tại nhà.
Các công việc được nhiều người tìm kiếm nhất trên People Per Hour có thể kể tới như: thiết kế hay phát triển web. Các công việc khác bao gồm chỉnh sửa video, quảng cáo trực tuyến, và viết quảng cáo.
10. OnSite
OnSite hơi khác so với các nền tảng tìm kiếm Freelancer khác vì để trở thành thành viên, bạn phải được mời. Các freelancer phải cung cấp chuyên ngành lĩnh vực của mình và có một hồ sơ năng lực đầy đủ để được cộng đồng người sử dụng Onsite chấp thuận.
11. 99 Designs
Những Designer freelance chuyên về lĩnh vực thiết kế, bao gồm quảng cáo, đồ họa, minh họa, bao bì đều được chào đón tại 99designs. Các khách hàng có nhu cầu thiết kế sẽ cung cấp một dự án cụ thể và sau đó trang web sẽ đăng tải trên hệ thống của mình.
Ngoài ra, các dự án thành công sẽ giúp các Freelancer quảng bá được hồ sơ năng lực của họ. Trang web cũng cung cấp các công cụ để họ cải thiện kỹ năng, kết nối với các freelancer khác để lấy cảm hứng và mở rộng nguồn khách hàng của họ.
12. AwesomeWeb
AwesomeWeb là một trang web chủ yếu dành cho các Freelancer thuộc lĩnh vực thiết kế và lập trình. Mỗi freelancer được xem xét trước khi họ đăng ký vào danh sách tìm kiếm để khách hàng có thể tìm thấy.
Những khách hàng này đến từ các doanh nghiệp có nhu cầu chuyên nghiệp do đó, họ cần những chuyên gia hàng đầu để đảm bảo chất lượng của các dự án. AwesomeWeb sẽ xem xét từng tài khoản để duy trì kiểm soát chất lượng.
13. The Creative Group
Dịch vụ tìm kiếm việc làm này là một phần của tập đoàn Robert Half, cung cấp dịch vụ nhân sự chuyên nghiệp. Creative Group chuyên cung cấp các Freelancer là những chuyên gia trong các dự án truyền thông và sáng tạo.
The Creative Group có một mạng lưới rộng lớn, gồm nhiều các công ty sáng tạo khác nhau trên toàn thế giới.
Nó cũng cung cấp các chỉ dẫn về nghề nghiệp để bạn tham khảo học hỏi:
- Lời khuyên cho các cuộc phỏng vấn
- Thông tin và hướng dẫn
- Đào tạo trực tuyến
- Khuyến nghị đầu tư
- Lời khuyên để viết thư xin việc và sơ yếu lý lịch.
14. LinkedIn ProFinder
ProFinder là một dịch vụ tương đối mới mà LinkedIn ra mắt vào cuối năm 2015 để kết nối các công ty và freelancers tài năng. Mặc dù dịch vụ chỉ giới hạn ở Khu vực Vịnh San Francisco trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng nó đã nhanh chóng mở rộng ra nhiều thành phố lớn trên khắp nước Mỹ.
Thông tin mà các thành viên LinkedIn có trong tài khoản được sử dụng để điền vào hồ sơ ProFinder của họ. Khi các thành viên LinkedIn yêu cầu dịch vụ, ProFinder sẽ gửi email cho các thành viên có chuyên môn phù hợp nhất. Những freelancer có thể đáp ứng các yêu cầu mà khách hàng quan tâm sẽ xuất hiện, đi kèm với các đề xuất.
Sau đó khách hàng sẽ quyết định sẽ thuê ai để hoàn thành dự án cho mình.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm ra được một thị trường tiềm năng để phát triển công việc freelancer của mình, không những kiếm được nguồn thu nhập ổn định, mà còn được trau dồi, học hỏi các kỹ năng chuyên môn từ khắp nơi trên thế giới. Tìm hiểu thêm các bài viết khác tại Blog của Uplevo.