Chúng ta hẳn đã rất nhiều lần nghe tới thuật ngữ FMCG (Fast Moving Consumer Goods – nhóm hàng tiêu dùng nhanh), nhưng đã bao giờ bạn từng hỏi bản chất của thuật ngữ này là gì hay chưa? Cơ hội nghề nghiệp từ các doanh nghiệp theo đuổi ngành công nghệ sản xuất hàng tiêu thụ nhanh trên thị trường là như thế nào?
Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về FMCG, và những cơ hội nghề nghiệp mà các doanh nghiệp FMCG có thể mang lại tới bạn.
Nội dung chính trong bài viết
1. FMCG là gì?
2. Tại sao nên làm việc cho các doanh nghiệp FMCG?
3. Cơ hội việc làm trong ngành FMCG
4. Top 5 doanh nghiệp lớn nhất ngành FMCG
FMCG là gì?
FMCG được viết tắt cho cụm từ Fast Moving Consumer Goods – nhóm hàng tiêu dùng nhanh dựa trên một số tiêu chí cụ thể. Trước tiên, ngành công nghiệp FMCG là ngành công nghiệp sản xuất những hàng hóa có thời gian tiêu thụ nhanh chóng trong các siêu thị, cũng như ở các chuỗi bán lẻ trên khắp thế giới.
“Thời gian tiêu thụ nhanh” ở đây có thể được hiểu là thời gian rời khỏi những kệ hàng hóa thường diễn ra nhanh chóng với các mặt hàng sản phẩm này, hoặc cũng có thể hiểu theo nghĩa hàng hóa này thường được các doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn, giá tiền cho mỗi sản phẩm thường ở mức thấp (để các hộ gia đình cho thể mua và tiêu dùng trong khoảng thời gian ngắn).
Thường, những mặt hàng thuộc nhóm FMCG thường là những sản phẩm thiết yếu trong mỗi hộ gia đình, được các thành viên sử dụng hàng ngày. Những thương hiệu nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất trên thế giới thường rơi vào nhóm FMCG này.
Các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa FMCG đã sớm nhận ra nhu cầu thị trường lớn đối với những sản phẩm do họ sản xuất, nên các công ty đã sớm xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng, dựa phần lớn trên niềm tin tưởng và sự trung thành giữa hai bên.
>>> Bí quyết kinh doanh siêu thị mini
FMCG bao gồm các sản phẩm dành cho hộ gia đình, như sản phẩm tẩy rửa và lau chùi làm sạch, thực phẩm chức năng, sản phẩm đồ ăn, cũng như các sản phẩm thuộc nhóm chăm sóc cá nhân. Ngoài ra, những sản phẩm như điện tử gia dụng, hộp bảo quản đồ ăn cũng nằm trong nhóm các sản phẩm FMCG.
Vào năm 2015, ngành công nghiệp sản xuất FMCG (gọi tắt là ngành FMCG) đem về tổng giá trị doanh thu lên tới $570,1 tỷ trên toàn cầu. Ở Anh, chính phủ sở tại đã rót 11 triệu bảng Anh vào hoạt động đầu tư phát triển công nghệ sản xuất thực phẩm, cam kết sẽ biến nước Anh trở thành trung tâm công nghiệp sản xuất thực phẩm nhanh trên thế giới. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của thị trường này đối với tất cả các doanh nghiệp.
>>> Trade Marketing là gì? Tầm quan trọng của Trade Marketing
Tại sao nên làm việc cho các doanh nghiệp FMCG?
Ngành FMCG cung cấp nguồn cung hàng hóa số lượng lớn với chi phí phải chăng, giúp các hộ gia đình có thể mua và tiêu thụ sản phẩm thiết yếu mỗi ngày. Điều này có nghĩa các loại sản phẩm trong ngành này có mặt thường xuyên trong đời sống của người tiêu dùng mỗi ngày.
Chính vì lý do nguồn cầu tiêu dùng luôn luôn lớn, cơ hội việc làm luôn luôn rộng mở cho các ứng viên ứng tuyển.
Những doanh nghiệp theo ngành FMCG thường là những tên tuổi lớn trên thế giới, được nhiều người biết đến. Những thương hiệu này bao gồm P&G, Unilever, Nestle, Johnson & Johnson. Cơ hội việc làm từ những thương hiệu này là rất hứa hẹn và triển vọng.
Sáng tạo là một điều không thể thiếu trong các doanh nghiệp thuộc ngành FMCG. Các doanh nghiệp luôn cố gắng đề xuất ra những ý tưởng mới, cung cách đóng gói bao bì mới, chiến dịch marketing và truyền thông phá cách. Đây là cơ hội ngàn năm có một để bạn có thể gia nhập một thị trường năng động, có tốc độ phát triển nhanh.
Doanh nghiệp thuộc ngành FMCG là môi trường làm việc quy tụ những nhân lực xuất sắc nhất trong thị trường. Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, ngành công nghiệp FMCG vẫn sinh lời và phát triển. Ngay tại thị trường chịu tác động khủng hoảng lớn nhất như Anh vào năm 2012, số lượng nhân lực gia nhập ngành FMCG vẫn tăng đến 11,5% so với cùng kỳ năm trước đó.
Thị trường nhân lực FMCG là một thị trường đa dạng và năng động, luôn sẵn lòng chào đón nguồn lao động lớn từ khắp mọi nơi, không phân biệt trình độ học vấn, không đòi hỏi bằng cấp quá lớn. Dù bạn theo học môi trường học thuật nào, vẫn có rất nhiều cơ hội việc làm dành cho bạn trong thị trường này.
>>> Insight là gì? Xác định Insight khách hàng
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG
Rất nhiều những cơ hội nghề nghiệp dành cho bạn khi gia nhập thị trường việc làm trong các doanh nghiệp thuộc ngành FMCG. Dưới đây là một vài ví dụ dành riêng cho bạn:
1. Quản lý phụ trách vấn đề sức khỏe và an toàn (Health and Safety Manager)
Công việc này đòi hỏi người nhân sự phải duy trì và kiểm soát các vấn đề về sản phẩm phải đáp ứng những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đặt ra. Bên cạnh đó, người quản lý cũng phải nảy sinh ra những ý tưởng mới phù hợp cho các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực trong phòng ban.
Khi báo cáo công việc cho các nhà quản lý cấp cao hơn, người nhân sự phải điều tiết và có những điều chỉnh hệ thống hợp lý để đáp ứng những tiêu chuẩn và yêu cầu từ trên tổng đã đặt ra.
2. Quản lý bán hàng (Sales Manager)
Công việc này đòi hỏi người nhân sự phải liên tục học hỏi và phát triển kỹ năng, sao cho bắt kịp với xu thế của thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Người quản lý cũng phải điều tiết và kiểm soát những khía cạnh như tăng trưởng lợi nhuận, phát triển dịch vụ, sao cho thích hợp với chi phí và các hoạt động quản lý nội bộ trong doanh nghiệp.
3. Quản lý cổ tức nội bộ (Stock Control Manager)
Là một nhà quản lý cổ tức, người nhân sự có trách nhiệm phân phối cổ tức cho các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Người quản lý cần thường xuyên cập nhật quy trình kiểm soát cổ tức, sao cho phù hợp với sự phát triển và thay đổi của doanh nghiệp.
4. Nhà phân tích quy trình (Procurement Analyst)
Người nhân sự cần có sự hiểu biết sâu sắc về các hoạt động của doanh nghiệp và các đối tác cung cấp hàng hóa trong chuỗi cung ứng, nhằm đưa ra những bản phân tích chiến lược về doanh nghiệp dưới nhiều góc độ. Công việc này đòi hỏi nhân lực phải có kỹ năng phân tích và diễn giải số liệu từ các quy trình hệ thống nội bộ trong doanh nghiệp.
Tất cả những kỹ năng trên nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, tối đa hóa hiệu quả trong công việc, cùng đưa ra những quan điểm chuyên sâu về hoạt động của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.
5. Trưởng bộ phận kiểm soát các nguồn lực (Head of Sourcing)
Công việc này đòi hỏi người nhân sự phải đề xuất các kế hoạch chiến lược nhằm cân đối các nguồn lực cần thiết trong doanh nghiệp, như giữ mức giá sản phẩm ở mức thấp nhất có thể, mà vẫn đảm bảo chất lượng và đáp ứng tiêu chuẩn đã được đề ra.
Mục tiêu của người nhân sự này là duy trì những lợi thế về nguồn lực mà doanh nghiệp đang nắm giữ, nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Top 5 những doanh nghiệp ngành FMCG lớn nhất hiện nay
Dưới đây là danh sách 5 tập đoàn lĩnh vực FMCG lớn nhất trên thế giới:
1. H.J.Heinz
Năm 2013, Heinz đang sở hữu con số tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Tỷ lệ thâm nhập thị trường của doanh nghiệp trong tổng thể toàn thị trường lên tới 90,6%.
Heinz cũng đang sở hữu những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới, với trung bình doanh số các nhãn hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp thuộc hàng top đầu toàn cầu.
2. Coca – Cola
Không cần phải nói quá nhiều liên quan tới doanh nghiệp này, Coca – Cola thường xuyên lọt vào top những doanh nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới và được biết đến nhiều nhất toàn cầu. Trung bình hàng năm có tới 1,8 triệu sản phẩm Coca – Cola (và các nhãn hàng thuộc sở hữu của hãng) được khách hàng sử dụng trên toàn cầu.
3. Johnson & Johnson
Công ty này sở hữu hơn 250 nhãn hàng, hoạt động tại 57 quốc gia trên toàn thế giới. Sản phẩm của hãng được bán trên hơn 175 quốc gia, ước tính doanh thu toàn cầu hàng năm lên tới $65 tỷ (theo số liệu năm 2011).
4. Unilever
Unilever cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau, từ thực phẩm, đồ uống, chăm sóc cá nhân, cho tới các sản phẩm làm sạch nhà cửa. Đây là doanh nghiệp có số lượng sản phẩm được người tiêu dùng tiêu thụ đứng thứ ba toàn cầu, dựa trên doanh thu năm 2012.
5. Nestlé
Đây là doanh nghiệp cung ứng thực phẩm lớn nhất trên toàn cầu, ước tính theo doanh thu. Tổng doanh thu tính trên 29 nhãn sản phẩm khác nhau của hãng đạt $1,1 tỷ.
Hãng sở hữu những nhãn hàng được nhiều người biết đến, như Milo, La Vie (tại Việt Nam), sữa Nestle, và nhiều hơn nữa. Nestlé sở hữu 447 nhà máy, hoạt động trên 194 quốc gia trên toàn thế giới.
>>> Khái niệm M&A trong kinh doanh
Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích nhiều trong việc hình thành và thâm nhập thị trường ngành FMCG của bạn trong tương lai. Tìm hiểu thêm các bài viết khác tại Blog của Uplevo.