Marketing, hiểu theo 1 cách đơn giản là những chiến lược, hành động của một doanh nghiệp nhằm truyền đạt thông điệp tới khách hàng của mình, với mục đích tăng trưởng doanh thu, và nâng cao nhận diện thương hiệu.
Trên thực tế, marketing tưởng là một khái niệm quen thuộc và gần gũi với mọi người. Tuy vậy, dường như vẫn còn khá nhiều người gặp nhiều khó khăn trong việc tách bạch hai khái niệm: sales và marketing. Marketing không chỉ tồn tại trong quá trình bán hàng và đưa sản phẩm tiếp cận với công chúng, nó còn xuất hiện trong tất cả các giai đoạn hình thành và phát triển của một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đầu chí cuối.
>>> 14 Chiến lược Marketing kinh điển của thế giới; Inbound Marketing là gì? Cách thực hiện Inbound Marketing
Nội dung chính trong bài viết
1. Marketing là gì?
2. Các loại hình phổ biến trong Marketing
3. Sự khác biệt giữa Marketing và Advertising
4. Mô hình 4Ps cơ bản trong Marketing
5. Những biến thể của mô hình Marketing 4Ps
Vậy về bản chất, Marketing là gì? Các doanh nghiệp có thể sử dụng những phương thức marketing nào để đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra trước đó? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn cái nhìn trực diện nhất về Marketing và những khía cạnh có liên quan.
Marketing là gì?
Marketing là một quy trình giúp khách hàng dành sự quan tâm của mình tới sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp, thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường, phân tích số liệu, và thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Marketing xuất hiện tại tất cả các giai đoạn, từ hình thành và phát triển sản phẩm, phân phối, bán hàng, quảng bá sản phẩm tới công chúng và chăm sóc khách sau mua hàng.
Marketing hiện đại được hình thành từ những năm 1950, khi con người sử dụng nhiều kênh phương tiện hơn để tiếp cận với những sản phẩm hàng hóa trên thị trường, bên cạnh kênh truyền thông in ấn.
Từ TV, cho tới Internet trong kỷ nguyên của Digital Marketing, Marketing hiện đại sử dụng nhiều các kênh quảng bá khác nhau để truyền đạt thông điệp của mình tới đối tượng khách hàng mục tiêu.
>>> Hiểu và làm Digital Marketing
Vậy, hiện nay các nhà quản trị có thể tận dụng những phương thức marketing nào để tiếp cận tới đối tượng khách hàng mục tiêu của mình?
Các loại hình phổ biến trong Marketing
Việc các nhà quản trị Marketing sử dụng phương thức truyền thông nào phụ thuộc rất lớn vào hành vi của khách hàng mục tiêu.
Để có được sự lựa chọn thích hợp, họ cần phải thực hiện nhiều những cuộc khảo sát và nghiên cứu thị trường khác nhau, nhằm xác định loại hình Marketing chuẩn xác (hoặc nhiều loại hình marketing ) có thể hữu ích trong việc phát triển thương hiệu và tăng trưởng doanh thu.
Dưới đây là những loại hình marketing phổ biến nhất mà các nhà quản trị thường xuyên lựa chọn để tiếp cận khách hàng:
1. Internet marketing: Ngày nay, sự phổ cập của Internet đã giúp cho các doanh nghiệp nhỏ cũng như các tập đoàn lớn triển khai được những chiến dịch và truyền bá những thông điệp marketing thông qua mạng Internet.
>>> Sử dụng Customer Journey để xây dựng quy chuẩn tương tác với khách hàng trên Internet Marketing.
2. SEO: SEO vốn là viết tắt của Search engine optimization (tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm), là quá trình tối ưu hóa nội dung trên một website để chúng xuất hiện đầu tiên trong danh sách kết quả tìm kiếm ở các công cụ tìm kiếm nổi tiếng (như Google hay Bing).
75% người dùng Internet tiếp cận thông tin từ các công cụ tìm kiếm, đó chính là nguồn cảm hứng để các nhà quản trị marketing quyết định SEO là một phương thức tiếp thị quan trọng để tiếp cận tới khách hàng.
>>> 12 Xu Hướng SEO Giúp Bạn “Lên Đỉnh” Google Trong Năm Nay
3. Blog marketing: Ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng trang blog của riêng mình để truyền tải thông tin về sản phẩm, và tiếp cận trực tiếp tới đối tượng khách hàng tiềm năng, những người sử dụng mạng Internet để tìm kiếm thông tin hữu ích cho bản thân.
4. Social media marketing: Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn, TikTok và nhiều hơn nữa để thiết lập mối quan hệ và tương tác với các đối tượng khách hàng mục tiêu.
Tìm hiểu các bài viết của Uplevo về triển khai Marketing trên mạng xã hội:
- 5 bí kíp hữu ích chạy quảng cáo Facebook
- 15 cách tăng like Fanpage Facebook
- Mọi điều cần biết về quảng cáo Instagram
- 13 mẹo tăng follow Instagram xịn
5. Marketing in ấn: Truyền thông thông qua các ấn phẩm in ấn vẫn chứng tỏ sức mạnh của mình đối với những đối tượng khách hàng chuyên biệt. Các doanh nghiệp có thể sử dụng tờ rơi, quảng cáo trên tạp chí, hình ảnh, hoặc các nội dung tương tự để truyền đạt thông điệp của mình.
6. SEM: Search engine marketing, hay marketing thông qua nền tảng công cụ tìm kiếm, có đôi phần khác biệt so với SEO (đã được đề cập ở mục trên). Thay vì kích nội dung trang web lên kết quả của công cụ tìm kiếm một cách tự nhiên, doanh nghiệp trả tiền để nội dung của họ được xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.
>>> SEM là gì? Tại sao cần làm SEM trong kỷ nguyên Digital
7. Video marketing: Doanh nghiệp bỏ chi phí để thực hiện và phát hành các nội dung video nhằm tiếp cận và truyền đạt thông điệp của mình tới đối tượng khách hàng mục tiêu.
8. Wifi marketing: Một loại hình marketing mới lạ, nơi doanh nghiệp triển khai hoạt động truyền thông, tiếp thị, thu thập dữ liệu người dùng thông qua việc khách hàng kết nối mạng Wifi miễn phí trong cửa hàng cung cấp dịch vụ.
>> Wifi Marketing Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Miễn Phí Wifi Marketing
Sự khác biệt giữa Marketing và Quảng cáo
Nếu marketing là một chuỗi xích lớn, thì quảng cáo là một mắt xích nhỏ trong chuỗi liên kết đó.
Marketing đòi hỏi nhà quản trị phải thực hiện các hoạt động phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tham gia chuỗi phân phối hàng hóa, tiếp thị, bán hàng, PR và hỗ trợ khách hàng. Marketing cần thiết trong tất cả các giai đoạn hình thành và phát triển sản phẩm.
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều các công cụ Marketing khác nhau để nhận diện, tương tác và xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Mặt khác, quảng cáo chỉ là một hoạt động nhỏ trong Marketing. Nó được coi là một chiến lược marketing, dưới dạng phương thức trả tiền, để lan truyền nhận thức về một sản phẩm dịch vụ tới đối tượng khách hàng mục tiêu.
Tóm lại, marketing rộng hơn quảng cáo rất nhiều, và bao gồm cả hoạt động quảng cáo ở trong đó.
Mô hình 4Ps trong marketing
Được hình thành trong những 60 của thế kỷ XX, E. Jerome McCarthy đã sáng tạo nên mô hình 4Ps trong marketing, một mô hình vô cùng hữu ích giúp doanh nghiệp gắn kết các hoạt động marketing với từng giai đoạn cụ thể của quá trình hình thành và phát triển sản phẩm / dịch vụ trong doanh nghiệp.
1. Product (Sản phẩm)
Khi bạn hình thành những ý tưởng mới về một sản phẩm, liệu có nên phát triển những ý tưởng đó ngay lập tức? Câu trả lời là không nên, bởi sự hình thành của một sản phẩm cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, thị hiếu của đối tượng khách hàng trong thị trường.
Thay vào đó, bạn cùng đội ngũ phòng marketing nên thực hiện các khảo sát thị trường để trả lời cho mình những câu hỏi quan trọng, như:
- Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
- Liệu sản phẩm của bạn có phù hợp với thị trường?
- Thông điệp gì bạn muốn truyền tải để tăng trưởng doanh thu bán hàng trên các kênh truyền thông?
- Bạn cần có những sửa đổi nào để phù hợp với thị hiếu?
Phương thức tốt nhất để khảo sát thị trường là sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin với số lượng mẫu lớn, hoặc tham khảo ý kiến của focus group (một nhóm khách hàng thuộc nhiều đối tượng khác nhau, sẽ dùng thử sản phẩm và cho ý kiến về sản phẩm thử đó).
2. Price (Giá)
Khi xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm, doanh nghiệp nên cân nhắc tham khảo giá bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, hoặc sử dụng survey hoặc focus group để xác định giá bán lý tưởng cho đối tượng khách hàng mục tiêu.
Nếu giá bán quá cao, khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp bạn mà sử dụng sản phẩm của bên đối thủ; nếu giá bán quá thấp, bạn sẽ đánh mất cơ hội tăng trưởng doanh thu.
3. Place (Địa điểm)
Việc xác định đối tác bán hàng, và mạng lưới phân phối sản phẩm là một công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải thấu hiểu hành vi mua hàng của khách hàng, cũng như nắm vững bản chất các hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng bán.
Liệu nên phân phối sản phẩm trên môi trường kinh doanh trực tuyến, sử dụng kênh bán hàng truyền thống, hay kết hợp cả hai?
4. Promotion (Quảng bá)
Sau khi trải qua quá trình phát triển sản phẩm, xác định giá và xây dựng hệ thống phân phối, đã đến lúc doanh nghiệp triển khai các hoạt động quảng bá và truyền thông cho sản phẩm.
Promotion có thể bao gồm các hình thức như quảng cáo trên các phương tiện đại chúng, thực hiện event, giảm giá, ưu đãi thương mại,…., với mục tiêu lớn nhất là nâng cao nhận thức của khách hàng và các bên liên quan về sản phẩm / dịch vụ, hướng tới tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Những biến thể của mô hình Marketing 4Ps
Để khắc phục những thiếu sót từ Marketing Mix 4Ps, nhiều biến thể của mô hình này ra đời. Có thể kể đến những mô hình sau:
- Mô hình 8Ps dành cho dịch vụ: Bao gồm 4P của mô hình ban đầu, và 3P mới cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, như Process (quy trình phân phối dịch vụ, khách hàng thanh toán,…); Physical Evidence (cơ sở vật chất, thái độ tiếp khách,..) và People (khía cạnh con người, cả người trong doanh nghiệp lẫn khách hàng sử dụng dịch vụ).
- Mô hình 4Cs: Biến thể của Marketing Mix 4Ps, bao gồm Cost (chi phí để khách hàng sử dụng sản phẩm), Customer Wants and Needs (nhu cầu mong muốn của khách), Communication (quá trình tương tác với khách hàng) và Convenience (kênh phân phối thuận tiện với khách hàng).
- Mô hình 4Es: Bao gồm Experience (trải nghiệm của khách hàng), Exchange (sự trao đổi giữa khách hàng và nhà sản xuất), EveryPlace (phương cách phân phối không giới hạn vị trí địa lý) và Evangelism (sự truyền tải thông điệp).
Chi tiết về những biến thể này, bạn có thể đọc thêm tại bài viết của Uplevo: Marketing Mix và các mô hình biến thể 4Cs, 4Es
Hy vọng những kiến thức vừa rồi sẽ giúp bạn có được cái nhìn cụ thể hơn về Marketing và những phương thức marketing có thể giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận gần hơn tới đối tượng khách hàng mục tiêu. Đọc thêm các bài viết hay khác tại Blog của Uplevo