Trong quá trình khởi nghiệp, trước khi công ty đi vào quỹ đạo vận hành ổn định, có hàng trăm thứ bạn phải làm từ việc tìm kiếm cộng sự, xoay vốn đầu tư, tìm kiếm khách hàng đến những việc nhỏ hơn như giữ vững tinh thần, không để ý chí lung lay…
Dưới đây là 12 gạch đầu dòng rất quan trọng mà Uplevo muốn lưu ý tới những người đang và sẽ khởi nghiệp, dựa trên những kinh nghiệm của rất nhiều các founder đã đúc kết.
>>> 6 điều kiện cần thiết để thành lập doanh nghiệp
1. Tìm đồng sáng lập tốt
Đồng sáng lập trong khởi nghiệp cũng giống như khái niệm “vị trí” trong bất động sản. Bạn có thể thay đổi bất cứ điều gì về một ngôi nhà ngoại trừ vị trí của nó.
Tương tự như thế, trong một công ty khởi nghiệp, bạn có thể thay đổi ý tưởng một cách dễ dàng, nhưng thay đổi các nhà đồng sáng lập thì quả là một điều khó khăn. Và vai trò của các nhà sáng lập chính là chìa khóa thành công của một công ty đang khởi nghiệp.
2. Bắt tay vào công việc càng nhanh càng tốt
Lí do tại sao bạn nên bắt tay vào công việc ngay lập tức không hẳn là vì bạn sẽ phải ra mắt sản phẩm của bạn càng nhanh càng tốt; mà là vì bạn sẽ chưa được coi là bắt đầu việc kinh doanh cho đến khi bạn chính thức nhúng tay thực hiện mọi việc từ nhỏ đến lớn.
Bắt tay vào vận hành công ty nhỏ bé của mình dạy bạn biết phải làm những gì để nuôi lớn đứa con tinh thần của mình. Cho đến khi bạn thực sự biết được điều đó, mọi bàn luận suy nghĩ khác đều là một sự phí phạm thời gian.
>>> 10 Mô Hình Kinh Doanh Dành Cho Dân Khởi Nghiệp
3. Để ý tưởng khởi nghiệp lớn lên
Hãy nhanh chóng “chạy” mô hình kinh doanh của mình. Thật là một sai lầm lớn khi nghĩ rằng “mở một công ty chỉ là việc hiện thực hóa một vài ý tưởng xuất sắc”.
Việc khởi nghiệp, cũng giống như khi bạn viết một bài luận văn, hầu hết những ý tưởng đều đến trong quá trình trực tiếp bắt tay vào thực hiện.
>> Những Ý Tưởng Kinh Doanh Nhỏ Tại Nhà; 13 Công việc làm thêm tại nhà
>> 14 Ý tưởng Kinh doanh Đơn Giản Siêu Lợi Nhuận
4. Thấu hiểu khách hàng
Bạn có thể hình dung giá trị một công ty khởi nghiệp tạo ra như một hình chữ nhật, với một chiều là số lượng khách hàng và chiều còn lại mức độ bạn thỏa mãn nhu cầu của họ. Bạn có hầu hết mọi quyền kiểm soát với chiều thứ hai.
Và thực tế, chất lượng sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp tăng lên sẽ kéo theo chiều còn lại của hình chữ nhật – số lượng khách hàng – tăng lên. Trong khoa học, phần khó nhất không phải là trả lời các câu hỏi mà là cách bạn đặt câu hỏi như thế nào: phần khó nhất trong khởi nghiệp là tìm ra một cái gì đó mới mẻ mà thị trường đang thiếu.
Bạn càng hiểu người dùng của bạn thì bạn càng thực hiện điều đó tốt hơn. Đó là lý do tại sao có rất nhiều các công ty thành công lại bắt đầu từ việc hiện thực hóa nhu cầu của bản thân các nhà sáng lập.
>>> 5 Kỹ Thuật Tìm Kiếm Insight Khách Hàng
5. Khiến cho một nhóm khách hàng say mê bạn
Lẽ dĩ nhiên bạn muốn làm cho một số lượng lớn người dùng yêu thích sản phẩm của bạn, nhưng bạn không thể mong đợi đạt được điều đó ngay lập tức. Thà khiến cho một số ít khách hàng say mê sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp còn hơn là cố gắng kéo về một tập hợp người tiêu dùng vừa thích vừa ghét bạn.
Trong giai đoạn đầu, bạn phải lựa chọn giữa việc thỏa mãn mọi nhu cầu của một nhóm khách hàng tiềm năng hoặc thỏa mãn một tập hợp nhu cầu của tất cả người tiêu dùng tiềm năng.
Hãy lựa chọn vế thứ nhất. Tăng lượng khách hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc tăng sự hài lòng của người tiêu dùng. Và quan trọng hơn hết, sẽ thật khó khăn để lừa dối chính bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang trên đà hoàn thành được 85% một sản phẩm tuyệt vời, điều gì khiến bạn biết rằng nó không phải chỉ có 70% hoặc thậm chí 10%. Rõ ràng để biết được có bao nhiêu người dùng thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
6. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng thật tốt
Khách hàng thường xuyên bị bạc đãi. Hầu hết các công ty đều cung cấp cho các dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tệ. Bạn sẽ phải làm điều gì đó để thay đổi nhận thức này.
Cố gắng mang lại cho người tiêu dùng dịch vụ chăm sóc khách hàng không chỉ tốt mà phải thật hoàn hảo. Trong giai đoạn đầu của khởi nghiệp, sẽ rất tốt nếu bạn cung cấp một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt bời vì bạn có thể học hỏi được rất nhiều từ khách hàng.
>>> Quy trình chăm sóc khách hàng từ A-Z
7. Thực hiện những việc có thể đo lường
Tôi học được điều này từ Joe Kraus – người sáng lập cổng thông tin Excite và ứng dụng Google Sites. Đơn thuần định lượng được những gì bạn sẽ thực hiện có một hiệu quả đáng kinh ngạc. Nếu bạn muốn gia tăng số lượng người dùng của bạn, hãy dán một tờ giấy lớn trên tường của bạn và hàng ngày cập nhật số lượng khách hàng.
Bạn sẽ vui mừng khi con số này tăng lên và thất vọng khi nó đi xuống. Bạn sẽ bắt đầu nhận ra khá sớm những điều gì làm cho con số đó tăng lên, và bạn sẽ bắt đầu làm điều đó nhiều hơn. Kết luận: Hãy cẩn thận với những gì bạn đo lường.
>>> 100 Công Cụ Marketing Online Miễn Phí
8. Tiết kiệm chi phí
Tôi không thể nhấn mạnh đủ tầm quan trọng của việc một công ty khởi nghiệp phải tiết kiệm chi phí. Hầu hết các công ty khởi nghiệp đã thất bại trước khi nó tạo ra được những thứ mà mọi người muốn, và con đường thất bại phổ biến là cạn kiệt tài chính. Vì vậy tiết kiệm chi phí là cách để bạn có thể nhanh chóng làm lại.
Không chỉ có thể, văn hóa chi tiêu tiết kiệm sẽ giữ cho công ty được tồn tại lâu dài, giống như cách rèn luyện thể thao hàng ngày sẽ làm cho con người trẻ lâu.
>>> Cách Quản Lý Chi Phí Kinh Doanh
9. Tránh xao nhãng
Không gì nguy hiểm với các công ty khởi nghiệp bằng sự xao nhãng. Sự phiền nhiễu tệ nhất đến từ những người bỏ tiền đầu tư cho bạn: báo cáo các công việc hàng ngày, tư vấn, các dự án lợi nhuận bên lề.
Công ty khởi nghiệp có thể có nhiều tiềm năng trong dài hạn, những bạn sẽ luôn luôn phải ngừng công việc lại để trả lời các cuộc gọi từ những người đầu tư cho bạn. Nghịch lý thay, gây quỹ lại là một hình thức của sự phiền nhiễu, hãy cố gắng giảm thiểu điều đó.
10. Không nên để mất tinh thần
Mặc dù cạn kiệt tài chính có thể coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự sụp đổ của các công ty khởi nghiệp, một nguyên nhân khác sâu xa hơn của việc một công ty khởi nghiệp bị thất bại chính là sự thiếu tập trung.
Một công ty được điều hành bởi một người lãnh đạo không có chính kiến cũng có kết quả giống như một công ty được điều hành bởi một người lãnh đạo thông minh nhưng lại mất tinh thần.
Khởi nghiệp cần một tinh thần kiên định rất lớn. Hãy hiểu điều này và đừng bao giờ làm cho nỗ lực của bạn được đi xuống, điều này giống như bạn phải cẩn thận hạ đầu gối khi cố gắng nâng một vật nặng.
11. Đừng bao giờ bỏ cuộc
Đừng bao giờ bỏ cuộc, ngay cả khi bạn bị mất tinh thần. Đó là lưu ý dành cho người chuẩn bị khởi nghiệp mà chuyên gia nào cũng nhắc tới. Chỉ cần không bỏ cuộc là bạn có thể tiến xa một cách đáng kinh ngạc. Điều này không đúng trong mọi lĩnh vực.
Có rất nhiều người không thể trở thành nhà toán học cho dù họ có kiên trì bao lâu đi chăng nữa. Nhưng với các công ty khởi nghiệp thì lại khác. Chỉ cần nỗ lực tuyệt đối là đủ, miễn là bạn luôn giữ ý tưởng của mình được tiếp tục.
>>> MMO Là Gì? 10 Cách Kiếm Tiền Đơn Giản Từ Con Số 0
12. Các giao dịch thất bại
Các giao dịch là một trong những điều hữu ích nhất mà chúng ta cần ghi nhớ và không nên hi vọng quá nhiều.
Thật nguy hiểm khi tinh thần làm việc chúng ta phụ thuộc vào những kì vọng, nguy hiểm không phải bởi chúng ta thường không đạt được kì vọng mà bởi vì cách nghĩ này khiến chúng ta có cảm giác những kì vọng là cái gì đó rất xa vời.