Proposal Trong Marketing Là Gì? Bí Quyết Viết Proposal Hiệu Quả

Proposal trong Marketing

Không quá để nói, Proposal chính là một yếu tố bắt buộc, quyết định xem liệu các Agency có chiếm được lợi thế đầu thầu so với đối thủ của mình khi đi pitching với khách hàng hay không. Bản proposal hiệu quả phải cung cấp được các giải pháp hữu ích cho các vấn đề của khách hàng theo cách tiện lợi và sáng tạo nhất.

Cùng Uplevo tìm hiểu chi tiết các kiến thức về Proposal – Bản đề xuất trong Marketing:

>>> Tổng quan cơ bản về Marketing

 

Proposal là gì?

Proposal là một bản tài liệu ghi chép được sử dụng trong marketing để truyền đạt những thông tin về dự án tới khách hàng, như những ý tưởng chiến lược, ngân sách, thời gian thực hiện, ghi chú, các điều khoản hợp đồng, và một số những thông tin có liên quan khác.

Proposal được thiết kế nhằm đáp ứng hiệu quả chiến lược kinh doanh của khách hàng, thuyết phục đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ sử dụng dịch vụ marketing của agency. Chính vì những yếu tố này mà proposal đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa agency và khách hàng, quyết định việc hợp tác lâu dài giữa hai bên.

proposal là gì

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể khái niệm proposal trong marketing, cũng như chia sẻ bí quyết viết một bản proposal thành công, ấn tượng với khách hàng.

>>> Top Những Đơn Vị Agency Quảng Cáo Hàng Đầu Việt Nam

Bí quyết viết một bản Proposal thành công

Vậy làm thế nào để có thể viết một bản đề xuất – Proposal hiệu quả? Dưới đây là các bước thực hiện cơ bản mà bạn cần phải có:

1. Khảo sát khách hàng

Bước đầu tiên khi lên kế hoạch viết proposal chính là khảo sát khách hàng, đối tượng mà bạn sẽ truyền đạt những thông tin marketing tới. Hiểu rõ văn hóa, đặc tính của khách hàng sẽ khiến bạn dễ dàng thiết lập lối hành văn, tông giọng, kế hoạch cụ thể và các yếu tố khác phù hợp nhất với khách hàng.

>>> 10 Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp, công ty

Trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc khảo sát khách hàng, hãy thực hiện việc nghiên cứu ấy với đối tượng người tiêu dùng sản phẩm của khách hàng agency bạn đang chuẩn bị hợp tác, nghiên cứu tình hình thị trường, và các yếu tố ngoại vi khác có thể hữu ích cho bản proposal.

thực hiện khảo sát khách hàng

Để phục vụ cho công tác khảo sát, bạn nên cân nhắc một số câu hỏi tới khách hàng như:

  • Khó khăn họ đang gặp phải là gì?
  • Họ đã có những nguồn lực nào để giải quyết khó khăn trên?
  • Họ sẽ giải quyết những khó khăn trên trong khoảng thời gian như thế nào?
  • Doanh nghiệp sẽ đo lường hiệu quả của những giải pháp bằng công cụ gì?

Nhận biết được những điểm mạnh của khách hàng không chỉ giúp các Agency nắm bắt rõ cách tiếp thị cho sản phẩm của khách hàng, mà còn giúp họ nắm bắt vấn đề cốt lõi khách hàng đang gặp phải, tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương án giải quyết tốt nhất.

>>> 5 Bí quyết xây dựng chiến lược Marketing

2. Đề xuất những công việc sẽ phải thực hiện

Giống như bất kỳ công việc nào, các agency cần phải lên kế hoạch thật chi tiết những dịch vụ họ sẽ cung cấp tới khách hàng, vốn không có đủ nguồn lực và thời gian để triển khai một kế hoạch marketing cụ thể và hiệu quả.

Đối với một bản marketing proposal dành cho nền tảng mạng xã hội, agency cần xác định rõ kênh truyền thông sẽ được sử dụng để tiếp thị sản phẩm, lịch đăng bài content marketing, và các công cụ đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing.

3. Cung cấp thời gian thực hiện các hoạt động

Yếu tố thời gian là một trong những yếu tố quan trọng liên quan tới việc khách hàng có đi đến quyết định hợp tác với agency hay không.

Trong proposal, agency cần phải xác định rõ khoảng thời gian triển khai các công việc như: upload content trên các kênh truyền thông, điều phối thời gian thực hiện các công việc trong dự án, và nhiều hơn nữa. Thời gian xác định cần phải cân nhắc trên cơ sở nguồn lực sẵn có của khách hàng.

4. Xác định kinh phí và các điều khoản trong hợp đồng

Kinh phí và các điều khoản có liên quan trong hợp đồng cũng là hai khía cạnh quan trọng trong proposal. Agency cần cân nhắc đề xuất những yếu tố sau trong proposal:

xác định kinh phí và điều khoản hợp đồng

  • Chi phí (theo đơn vị thời gian); hoặc chi phí trọn gói (tính theo dịch vụ).
  • Các điều khoản liên quan tới việc chi trả (như chi phí sẽ được trả ngay lúc bắt đầu chiến dịch, hoặc được chi trả sau khi các dịch vụ được hoàn thành,…).
  • Điều kiện làm việc (tại địa điểm cố định, hay được phép lựa chọn linh hoạt)
  • Những điều khoản liên quan tới việc thanh lý hợp đồng.
  • Các điều khoản khác.

5. Phương pháp đo lường hiệu quả

Trong proposal, agency nên nêu rõ các công cụ bổ trợ giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt hiệu quả của các hoạt động trong dự án marketing, như Google Adwords, Facebook Ads,…

>>> Đo lường chiến dịch Marketing bằng công cụ Google Analytics

Việc công khai những công cụ này giúp khách hàng nhận biết rõ sự thành công của dự án, nâng cao sự tin tưởng giữa hai bên, và thực hiện những điều chỉnh cần thiết nếu dự án phát sinh thêm vấn đề đột xuất.

>>> Chạy quảng cáo Google Adwords

Ưu điểm của việc thực hiện bản marketing proposal

1. Nâng cao sự tin tưởng giữa agency và khách hàng, góp phần xây dựng mối quan hệ lâu bền giữa hai bên.

2. Khiến agency nổi bật với những đối thủ cạnh tranh khác. Trong bản proposal, các agency hoàn toàn có thể lồng ghép vào đó những điểm mạnh của bản thân, qua đó thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

3. Truyền đạt rõ ràng hơn những dịch vụ mà mình (agency) sẽ cung cấp tới khách hàng.

Các mẫu Proposal template cho dự án của bạn:

Dưới đây là các website mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình một bản Proposal phù hợp. Ưu điểm của việc sử dụng các mẫu Proposal có sẵn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức thiết kế của mình. Ngoài ra, các phần mềm  thiết kế Proposal này cũng có sẵn các tính năng như: Tracking, chữ ký điện tử,… để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

1. Better Proposals

Better Proposals là website chuyên cung cấp các Proposal mẫu với chi phí vô cùng hợp lý, chỉ từ $13 một người cho một tháng, bạn đã sở hữu 10 bộ proposals vô cùng chuyên nghiệp và ấn tượng. Phần mềm này cung cấp đa dạng các mẫu template có sẵn, đi kèm với các tính năng đo lường, chữ ký số, và tùy chỉnh tên miền.

website BetterProposals

2. Proposify

Proposify cũng là một website chuyên cung cấp các mẫu proposal có sẵn, với tài khoản $19 bạn sẽ có 3 user được sử dụng trong 1 tháng. Hàng trăm các mẫu thiết kế vô cùng ấn tượng, được tùy chỉnh cho từng ngành nghề. Đi kèm với đó là những đặc tính cơ bản như: thông báo, đo lường, chữ ký số.

website Proposify

3. Qwilr

Qwilr’s là phần mềm chuyên cung cấp các tài liệu liên quan đến Marketing, trong đó có việc tự xây dựng các mẫu Proposal theo template có sẵn. Với $29/tháng cho 3 tài khoản sử dụng, Qwilr cung cấp thư viện khổng lồ các mẫu Proposal ấn tượng.

website Qwilr

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các Website dành riêng cho Freelancer để thiết kế Proposal cho mình:

1. Fiverr

Fiverr là một thị trường khổng lồ của các Freelancer trên toàn thế giới, nơi bạn có thể tìm những người thực hiện các yêu cầu công việc của bạn với chi phí rất hợp lý. Bạn hoàn toàn có thể tìm được một designer thiết kế riêng cho bạn một bản Proposal tại Fiverr.

website Fiverr

2. 99Designss

99Designs cũng là một website dành riêng cho các designer freelance. Điểm hay của website này là các designer sẽ phải thi đấu với nhau, và quyết định ai là người chiến thắng sẽ thuộc về bạn.

website 99designs

3. Indeed.com

Indeed.com – Indeed cũng là một lựa chọn không tồi nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế các tài liệu về Marketing. Website này hiện đã có mặt ở Việt Nam.

website Indeed

4. Freelancer.com

Freelancer.com – Đây là một website tuyệt vời cho các chủ doanh nghiệp nhỏ tìm kiếm và thuê các freelancer thực hiện các yêu cầu của mình.

website Freelancer

Hy vọng những thông tin mà Uplevo vừa cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho việc thiết lập một bản proposal hiệu quả của doanh nghiệp bạn. Tham khảo thêm các bài viết về Marketing khác tại Blog của Uplevo.